Nhượng quyền là một trong những cách mở rộng kinh doanh giúp công việc làm ăn của bạn có thể tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, nhượng quyền có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc bạn hiểu bản chất ngành nghề mà bạn kinh doanh. Nó không đơn thuần là soạn ra một bản báo cáo tài chính, khi chuyển một công việc kinh doanh thành phương thức nhượng quyền thì “quỷ dữ” luôn nằm trong những chi tiết.

Bài viết dưới đây là những chia sẻ của Marco Loresti, Giám đốc điều hành Gelatissimo - nhãn hiệu kem hàng đầu Australia về 6 bước quan trọng cho kế hoạch nhượng quyền thương mại.

1. Hiểu công việc kinh doanh từ trong ra ngoài
 

Thông thường chủ doanh nghiệp thường quen với việc vận hành công ty theo bản năng vì vậy họ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc liệt kê những điều khoản, những ràng buộc quan trọng hàng ngày trong công ty của họ. Định hướng cung cấp cho đối tác nhận nhượng quyền phải chính xác.

Bên nhận nhượng quyền sẽ không được quyền tự do sửa chữa các điều khoản đồng thời họ cũng cần được hướng dẫn chi tiết về quy trình vận hành của doanh nghiệp. Bên nhượng quyền có trách nhiệm phải liệt kê đầy đủ và chính xác từng bước trong quy trình.

Marco Loresti chia sẻ, khi đã bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải làm từ A đến Z, không có công việc gì quá lớn, cũng không có công việc nào được cho là quá nhỏ. Tất cả đều rất quan trọng.

“Lúc đầu tôi không có suy nghĩ về nhượng quyền, trong đầu lúc nào cũng nghĩ cách làm sao để tăng doanh số cho cửa hàng, cho đến khi có một người bước vào cửa hàng đề nghị nhượng quyền thương mại. Lúc đó tôi bắt đầu suy nghĩ những gì cần thiết để mở một cửa hàng nhượng quyền, thế là tôi phải nhớ lại và liệt kê tất cả các chi tiết từ trong ra ngoài thành một quy trình nhượng quyền, dĩ nhiên là cùng với sự hướng dẫn của một chuyên gia tư vấn.” - Marco Loresti   chia sẻ.

2. Hiểu rõ về những vấn đề pháp lý
 

Nhượng quyền thương mại được cho là mối quan hệ kinh doanh tương đối phức tạp. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của luật sư chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực pháp lý. Bạn vẫn cần phải học để hiểu rõ các vấn đề về pháp lý để có những hành động chừng mực trong mối quan hệ với bên nhận nhượng quyền, cũng như hiểu cách bảo vệ thương hiệu và quyền lợi của những đối tác khác.

tony-dzung-6-buoc-de-nhuong-quyen-thuong-mai-thanh-cong

3. Hiểu được cách bạn muốn phát triển
 

Trước khi quyết định nhượng quyền thương mại, bạn phải hiểu được cách bạn muốn phát triển. Phát triển trong nước hay mở rộng cả ra quốc tế. Khi hiểu được xu hướng kinh doanh của mình, bạn sẽ phải xây dựng mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền muốn phát triển cần phải xem xét khả năng hoạt động và phát triển của nó sẽ như thế nào trong môi trường mới. Một thương hiệu nhượng quyền bền vững là luôn phát triển trong tầm kiểm soát của người nhượng quyền. Nhượng quyền càng rộng lớn thì càng khó kiểm soát và nhiều rủi ro.

4. Chọn lọc đối tác nhận nhượng quyền
 

Người nhận nhượng quyền từ bạn chính là đại diện thương hiệu cho bạn. Do vậy cần phải chọn lọc kỹ lưỡng đối tác nhận nhượng quyền. Đối tác có ý định muốn được nhượng quyền chứng tỏ họ có đam mê và có hứng thú với lĩnh vực của bạn. Tuy nhiên đam mê mà không có thực lực và mong muốn kiếm lời nhanh chóng trong một chiến lược ngắn hạn sẽ không phải là đối tác tốt của bạn. Họ có thể chính là nguyên nhân phá hủy hình ảnh thương hiệu của bạn phải gây dựng rất lâu mới có được.

5. Đặt ra những giới hạn phù hợp
 

Tùy vào những đặc điểm và tính chất của lĩnh vực, ngành nghề mà bạn kinh doanh, những công ty nhượng quyền khác nhau thường có những giới hạn khác nhau cho bên nhượng quyền. Giới hạn giúp đảm bảo quyền lợi cho bên nhận nhượng quyền cũng để đảm bảo lợi ích cho bên nhượng quyền. Thông thường, họ luôn vật lộn giữa việc giữ gìn nhận diện thương hiệu và cảm giác sở hữu cá nhân – cảm giác ông chủ của người nhận nhượng quyền. Do đó, tạo ra một cách thức hoạt động cân bằng hợp lý là nghệ thuật của người quản lý nhượng quyền.

6. Giúp đỡ các đối tác nhận nhượng quyền
 

Khi bắt đầu công việc kinh doanh dưới thương hiệu của bạn, người nhận nhượng quyền đặt hy vọng và nỗ lực để vận hành nó thành công. Người nhận quyền cũng không phải vì thế mà hết trách nhiệm, bạn phải đảm bảo cung cấp cho họ những phương pháp , những hỗ trợ kịp thời để tránh những rủi ro và thất bại. Càng dành nhiều thời gian với người nhận nhượng quyền, bạn càng nắm rõ cách thức để hướng dẫn họ đi đến thành công.

 

Bài viết liên quan
Người Do Thái dạy bạn tiêu tiền như thế nào?

Người Do Thái dạy bạn tiêu tiền như thế nào?

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa 2 mô hình kinh doanh của Amazon và Alibaba

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa 2 mô hình kinh doanh của Amazon và Alibaba

4 sai lầm về tiền bạc người giàu không bao giờ mắc phải

4 sai lầm về tiền bạc người giàu không bao giờ mắc phải

Doanh nhân nên học hỏi bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc trong thế chiến thứ II

Doanh nhân nên học hỏi bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc trong thế chiến thứ II

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP