Trong giai đoạn khởi nghiệp, tài chính luôn là vấn đề nan giải và gây “đau đầu” nhất với các startup. Làm thế nào để số vốn ban đầu có thể duy trì sự tồn tại của công ty? Công ty có thể tồn tại với số vốn này trong bao lâu? Đó là những câu hỏi được đặt ra từ những nhà khởi nghiệp. Dưới đây là 8 lời khuyên để giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm phổ biến trong tài chính khi mới bắt đầu thành lập công ty.

1. Quản lý dòng tiền tốt là yếu tố tiên quyết
 

Một trong những lý do phổ biến công ty buộc phải đóng cửa trong thời gian ngắn là HẾT TIỀN. Điều nghiêm trọng nhất của doanh nghiệp là phải quản lý được dòng tiền. Dòng tiền vào có thể là lợi nhuận đến từ những sản phẩm của công ty còn dòng tiền ra là các khoản công ty cần phải chi trả như: lương và thưởng nhân viên, thuế, tiền thuê văn phòng,… Hãy tính toán dựa trên những cơ sở dữ liệu để có những dự đoán chính xác về tương lai.

Dự báo về dòng tiền cho năm tới, quý tới thậm chí là tuần tới là điều vô cùng cần thiết nếu như công ty đang rơi vào tình trạng khó khăn. Khi bạn dự đoán được chính xác dòng tiền ra và vào sẽ giúp công ty bạn nhận thức một cách chính xác và rõ ràng những khó khăn trước khi nó kịp xảy ra.

2. Theo dõi – giám sát tất cả các chi tiêu
 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp bạn cái gì cũng phải mua mới nên rất nhiều chi phí phát sinh. Nếu không giám sát tất cả các khoản chi tiêu bạn sẽ hao đi số tiền không ít để mua những thứ “quá thừa” mà vẫn “chưa đủ”. Bạn nên lập danh sách bao gồm cả những khoản chi nhỏ nhất để theo dõi. Nên nhớ “tích tiểu thành đại” từ những thứ vụn vặt tưởng chừng như có thể bỏ qua lại là nguyên do khiến doanh nghiệp bạn sụp đổ.

3. Hạn chế chi phí cố định trong giai đoạn khởi đầu
 

Chi phí cố định đó là tiền thuê văn phòng hàng tháng và tiền lương cho nhân viên. Bạn không cần phải thuê một văn phòng quá lớn nằm tại trung tâm thành phố . Một văn phòng tầm trung với mức giá hợp lý là lựa chọn tốt hơn cả đối với các startup. Việc ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là tạo doanh thu chứ không phải làm hào nhoáng vẻ bề ngoài.

tony-dzung-8-loi-khuyen-tai-chinh-cho-doanh-nhan-khi-bat-dau-khoi-nghiep

4. Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
 

Đã vào đến thương trường, bị thương và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Các doanh nhân khi mới “chân ướt chân ráo” bước vào lãnh địa này phải biết điều ấy. Công việc kinh doanh không hề dễ dàng và nó cần rất nhiều yếu tố liên kết với nhau mới có thể tạo nên thành công. Cái giá phải trả rất đắt nếu không làm một cách nghiêm túc và cố gắng hết sức mình sẽ là rất nhiều tiền.

Sự lạc quan và những suy nghĩ tích cực vẫn rất quan trọng đối với người làm kinh doanh. Nhưng, xen lẫn vào đấy nên có có những “nỗi lo” về tương lai, đoán trước những rủi ro xảy ra trong tương lai để tìm cách đối phó với nó. Đừng để “nước đến chân mới nhảy” lúc ấy bạn sẽ chẳng thể trở tay kịp và hiệu quả bạn chết đuối theo số phận mặc định.

5. Thời gian rất có giá trị
 

Thời gian là tất cả. Có thời gian bạn mới có thể tạo ra được tiền bạc và của cải. Do vậy, thời gian giá trị hơn tất cả mọi thứ. Hãy nắm bắt từng giây từng phút để đưa con thuyền doanh nghiệp đi ngày một xa hơn.

6. Tập trung vào việc thu hút khách hàng
 

Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? Có phải là đơn thuần là một cuộc trao đổi hàng hóa hay không? Không thể có một hoạt động kinh doanh nào tiếp tục diễn ra mà không có một khách hàng nào. Điều đó đồng nghĩa công ty của bạn sẽ không có một đồng nào. Không có tiền thì có thể duy trì tồn tại  cho tổ chức hay không?

Khách hàng chính là người “cho tiền” doanh nghiệp tồn tại bằng việc tiếp nhận hàng hóa doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp nào thâu tóm khách hàng và tập trung vào khách hàng mới là doanh nghiệp khôn ngoan.

tony-dzung-8-loi-khuyen-tai-chinh-cho-doanh-nhan-khi-bat-dau-khoi-nghiep

7. Hãy chắc chắn rằng bạn tự trả lương cho chính mình
 

Làm việc chăm chỉ và cống hiến cho công việc kinh doanh một mình của bạn sẽ không quan tâm đến việc lương bổng cho bản thân nhưng điều đó thực sự cần thiết. Mặc dù bạn không cần phải trả cho bản thân với một mức lương cao ngay từ đầu nhưng chắc chắn rằng khoản tiền đó đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của mình.

Hãy cho bản thân sống thoải mái và tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp của bạn. Khi bạn loại bỏ căng thẳng tài chính cá nhân, nó sẽ cho phép bạn tập trung cao độ vào công việc kinh doanh của mình.

8. Thiết lập mục tiêu tài chính
 

Điều này nên cho lên đầu tiên, mục tiêu tài chính sẽ thúc đẩy động lực hoạt động doanh nghiệp. Cho dù là mục tiêu doanh thu hàng tháng, hàng tuần thậm chí là hàng ngày bạn vẫn cần phải thiết lập để có phương hướng điều chính cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục. Bạn thậm chí có thể thiết lập các cột mốc để đạt được, tự đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu nhỏ hơn để chinh phục.

Đề ra những mục tiêu nhỏ có thể mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để tiếp tục tăng sức mạnh trong suốt hành trình khởi nghiệp.

 

 

Bài viết liên quan
Kỷ luật là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề

Kỷ luật là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề

3 cách tiết kiệm chi phí khởi nghiệp các startup phải biết

3 cách tiết kiệm chi phí khởi nghiệp các startup phải biết

7 sai lầm bạn cần tránh khi khởi nghiệp

7 sai lầm bạn cần tránh khi khởi nghiệp

Bí quyết thu hút nhân tài cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Bí quyết thu hút nhân tài cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP