Nhà quản trị nhân sự chuyên nghiệp là người có thể khiến nhân viên làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình cho công ty và gắn bó với công ty lâu dài. Muốn làm được điều đó nhà quản trị cần nắm được những bí quyết sau.

Thể hiện tình yêu và sự động viên vô điều kiện
 

Nhà quản lý nhân sự là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên, họ có thể đóng tất cả các vai vừa là bố vừa là mẹ vừa là bạn vừa có thể là tiền bối nhiều kinh nghiệm. Họ phải biết khi nào cần nghiêm khắc, khi nào cần nhẹ nhàng với nhân viên. Cách quản trị nhân sự hiện đại đòi hỏi nhà quản lý phải thực sự thấu hiểu nhân viên, biết lắng nghe, chia sẻ và luôn động viên nhân viên làm việc thật tốt. Họ cần “vừa dạy vừa dỗ” nhân viên của mình để nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng, họ được lắng nghe, họ được thoải mái bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với công việc.

Hãy dành thời gian để có những cuộc đối thoại với cấp dưới để xem “phản ánh” của họ về tình trạng công việc, vướng mắc họ đang gặp phải. Đừng chỉ đưa ra cho họ những câu trả lời chung chung mà không chịu tìm ra hướng giải quyết.

Đặc biệt luôn phải có những lời khen ngợi và động viên họ kịp thời để họ thấy những cố gắng của mình đang được nhìn nhận . Những câu nói ví dụ như: “Tôi đánh giá cao ý tưởng của anh/chị”, “Tôi biết anh/chị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, “Anh/chị đã làm rất tốt dự án vừa qua”,… sẽ khiến nhân viên có thêm nhiều động lực để tiếp tục phấn đấu.

Mỗi ngày bằng một cách nào đó có thể là một nụ cười hay một lời hỏi han quan tâm, bạn hãy thể hiện cho họ thấy bạn rất yêu quý họ. Có thể nhiều người cho rằng, những việc đó là không cần thiết đối với một nhà quản trị nhân sự chuyên nghiệp nhưng nó lại là “chất xúc tác” giúp mối quan hệ giữa các nhân viên trở nên tốt đẹp hơn và họ làm việc thoải mái để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hãy chứng tỏ với cấp dưới họ là sự ưu tiên hàng đầu của bạn
 

Để trở thành một nhà quản trị nhân sự giỏi, bạn phải biết  mục tiêu ưu tiên hàng đầu của bạn chính là nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên đặt nhân viên lên vị trí đầu tiên không có nghĩa là bạn phải hy sinh quá nhiều thời gian của mình cho họ. Bạn sẽ vẫn phải giải quyết các công việc của chính  mình để không chậm deadline.

tony-dzung-cach-quan-tri-nhan-su-khien-nhan-vien-phai-“tam-phuc-khau-phuc”

Nhà quản lý chăm sóc “bữa ăn giấc ngủ” cho nhân viên giúp nhân viên an tâm làm việc. Nhân viên cảm thấy mình cũng đóng những vai trò quan trọng trong công ty, nếu thiếu họ công ty sẽ gặp những khó khăn nhất định. Do vậy, họ nỗ lực phấn đấu, phấn đấu cho chính bản thân họ và phấn đấu cho cả những mục tiêu của công ty đã đặt ra.

Thiết lập những nguyên tắc và giới hạn rõ ràng
 

Thể hiện sự yêu quý và quan tâm đối với nhân viên là cần thiết, tuy vậy nhà quản trị nhân sự hiện đại vẫn phải thiết lập và đưa ra những giới hạn rõ ràng. Nhân viên phải thực hiện đều đặn và nghiêm túc những nguyên tắc mà bạn đặt ra.

Những nguyên tắc đó có thể là việc giờ giấc làm việc, thói quen làm việc tại doanh nghiệp. Thể hiện là mình yêu quý họ nhưng có những lúc vẫn phải thúc ép họ đi vào khuôn khổ. Có như vậy, nhân viên mới không bị tự do quá giới hạn và gần như “xem thường” cách quản lý của cấp trên.

Trong trường hợp, nếu nhà quản lý cảm thấy mình đang “quá gay gắt” với cấp dưới thì hãy sắp xếp một buổi nói chuyện thẳng thắn để hai bên đều có thể chia sẻ những điều mình mong muốn. Khi bình tĩnh, nhà quản lý hãy đưa ra một hình phạt cụ thể để “răn đe” nhân viên.

tony-dzung-cach-quan-tri-nhan-su-khien-nhan-vien-phai-“tam-phuc-khau-phuc”

Nhà quản trị nhân sự phải biết tôn trọng kỷ luật hơn bất cứ ai. Khi cấp dưới phá vỡ luật lệ doanh nghiệp đã đặt ra, đừng ngần ngại trách móc hay đưa ra những hình phạt cụ thể. Những hình phạt đó có thể là lời cảm báo nghiêm khắc và ngắn gọn nếu những lỗi vi phạm nhỏ, cũng có thể là tạm đình chỉ công tác đối với những hành vi ảnh hưởng đến lợi ích tập thể hoặc lỗi nặng. Những hình phạt này phải tuỳ từng đối tượng nhân viên và mức độ sai phạm để xử lý hợp lý và thích đáng.

Có “yêu thương” “quan tâm” thì nhân viên cũng phải đáp lại tình cảm đó của những nhà quản trị bằng cách tuân thủ nghiêm túc những quy định doanh nghiệp đặt ra, không để ảnh hưởng đến lợi ích công ty và cản bước doanh nghiệp phát triển.

Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho nhân viên
 

Hãy nói cho nhân viên của mình biết ngày từ ngày tiên họ đến nhận việc rằng, họ phải làm việc có trách nhiệm, họ hãy cứ “cho đi” để nhận lại những thứ tốt đẹp nhất công ty dành cho họ. Hãy chú trọng vào việc rèn cho nhân viên tính tự giác trong công việc, không ỷ lại, không thụ động và có trách nhiệm với chính công việc của mình.

Trong công việc sẽ có những lúc thăng hoa nhưng cũng có những lúc chán nản, nhà quản trị nhân sự phải luôn tạo cho nhân viên những động lực vô hình để họ cố gắng tiếp tục làm việc.

Có những vị trí công việc rất áp lực đòi hỏi nhân viên phải cố gắng và chịu stress tốt. Hãy giải thích và chia sẻ với họ ngay từ đầu rằng, có khó khăn có thử thách thì mới có thành công và sự trưởng thành. Những lúc như vậy, đừng vội buông thả bản thân mà hãy cố gắng gồng mình để cố gắng. Những nỗ lực bạn làm cho doanh nghiệp luôn được ghi nhận. Bởi vậy, hãy làm việc bằng cả trái tim và nhiệt huyết.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
 

Một doanh nghiệp luôn phải có những văn hóa riêng biệt. Văn hóa đó đến từ nhà lãnh đạo và việc thực thi nó là do nhà quản lý nhân sự và nhân viên trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp có thể là văn hóa làm việc và văn hóa học tập. Văn hóa công ty góp phần tạo nên một chiếc “neo” lưu giữ trải nghiệm và kết nối thế hệ này với thế hệ khác nơi công sở. hãy tạo ra một văn hóa học tập phát triển không ngừng dành cho cả nhân viên mới và nhân viên lâu năm.

Việc học có thể đến từ những kinh nghiệm của người làm lâu năm dạy cho các nhân viên mới cũng có thể đến từ những khóa học ngoài giờ làm việc giúp nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

Khi doanh nghiệp trao cho họ “sự ưu tiên” được học hỏi và phát triển có nghĩa là công ty muốn họ gắn bó và làm việc lâu dài. Tự bản thân nhân viên sẽ nhận ra điều đó, họ sẽ có những động lực và cố gắng làm việc để “xứng đáng” với những cơ hội công ty dành cho họ.

Văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự đoàn kết, gắn bó với nhau giữa các thế hệ nhân viên. Nhà quản trị nhân sự hiện đại sẽ luôn có những kế hoạch cho các buổi sinh hoạt trong và ngoài giờ làm việc. Đó có thể là những buổi tiệc sinh nhật dành cho sếp, có thể là mừng  ngày 8.3 cho các nhân viên nữ hoặc các buổi du lịch hàng năm của công ty,… Qua những buổi sinh hoạt đó, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, nhà quản lý và nhân viên và giữa các nhân viên thuộc nhiều thế hệ sẽ trở nên thân thiết và gắn bó hơn.

Quản trị nhân sự doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nhà quản lý phải có những bí kíp khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục” để họ sẵn sàng làm việc, sẵn sàng cống hiến cho công ty. Và điều quan trọng nhất của một nhà quản trị giỏi đó là “giữ chân” được nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Muốn làm được điều đó, những bí quyết trên chính là kim chỉ nam.

Bài viết liên quan
“Bỏ túi” nguyên tắc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở

“Bỏ túi” nguyên tắc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở

Quản lý nhân sự hiệu quả: Muốn nhân viên gắn bó với công ty đừng bỏ qua 3 điều sau

Quản lý nhân sự hiệu quả: Muốn nhân viên gắn bó với công ty đừng bỏ qua 3 điều sau

“Táo bạo” trong quản lý nhân sự tạo nên thành công của Samsung

“Táo bạo” trong quản lý nhân sự tạo nên thành công của Samsung

Quản trị nhân sự: Làm thế nào để điều hòa mâu thuẫn giữa các thế hệ nhân viên?

Quản trị nhân sự: Làm thế nào để điều hòa mâu thuẫn giữa các thế hệ nhân viên?

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP