Trước đây, Samsung chỉ được biết đến là một công ty cung cấp nhỏ lẻ, giờ  đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Apple trong thị trường công nghệ điện tử thế giới. Nhiều người thắc mắc rằng, đằng sau sự thành công đó ông chủ tịch Tập đoàn Samsung - Lee Kun Hee phải có “con bài” gì. Sau tìm hiểu, người ta không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng con bài chiến thuật ông dùng là cách “quản lý nhân sự” độc nhất vô nhị.

Nhân viên làm việc không theo giờ “chuẩn”
 

Các công ty tại Hàn Quốc có chế độ thời gian làm việc vô cùng áp lực dành cho nhân viên. Dễ dàng có thể bắt gặp trên tàu điện ngầm, họ trở về nhà vào lúc 12h đêm sau khi tan làm, bởi thời gian làm việc chính thức chưa đáp ứng được hiệu quả công việc và họ ở lại làm thêm giờ, tăng ca. Thông thường các công ty Hàn Quốc làm việc từ 9h sáng và kết thúc vào 6h tối. Tuy vậy, ông chủ tập đoàn Samsung lại đưa ra khung giờ làm việc bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào 4h chiều.

Thời gian còn lại của buổi chiều, các nhân viên của công ty có thể dành cho gia đình và các hoạt động xã hội. Hoặc thời gian được về sớm hơn bình thường đó, nhân viên của công ty có thể tham  gia các khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Điều đó cho thấy, trong cách quản lý của ông Lee Kun Hee, ông muốn nhân viên của mình vừa học vừa làm, thời gian học không ảnh hưởng đến thời gian làm và học là để áp dụng vào làm việc.

Một nhân viên của Samsung đã từng chia sẻ “Bạn phải tuân thủ nguyên tắc theo tôn ti trật tự. Nếu không, sức ép đè lên bạn sẽ tới mức không chịu đựng nổi. Nếu không thể tuân theo một mệnh lệnh cụ thể nào đó, bạn không thể tiếp tục ở lại công ty.”

Nhân viên được linh hoạt sáng tạo

 

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung là Apple, số lượng điện thoại Galaxy được tiêu thụ trên thế giới cao hơn nhiều so với số lượng iPhone. Nhân viên làm việc tại Samsung luôn linh hoạt sáng tạo, học hỏi không ngừng, nắm bắt cập nhật các công nghệ thông tin mới nhất. Ông Lee Kun Hee tạo ra cho nhân viên thói quen chủ động làm việc chủ động tư duy sáng tạo hết khả năng của mình. Các dòng table hoặc điện thoại cao cấp như Galaxy, Note của Samsung đã chứng minh thành quả lao động của nhân viên ở đây.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên
 

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên là cách ông Lee Kun Hee tạo động lực phấn đấu và giữ chân “nhân tài” cho tập đoàn. Ông sẵn sàng sa thải 5-10% nhân viên không có tiến bộ, không có sự thay đổi trong năng suất và hiệu quả làm việc. Ông cũng giáng chức 25%-30 và chỉ giữ lại 5-10% nhân viên xuất sắc để đào tạo trở thành cán bộ cấp cao.

tony-dzung-“tao-bao”-trong-quan-ly-nhan-su-tao-nen-thanh-cong-cua-samsung

Chính bởi cách quản lý nhân sự “nghiêm khắc” này, chủ tịch tập đoàn Samsung luôn thúc giục nhân viên của mình phải cố gắng mỗi ngày, cố gắng không ngừng nghỉ để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

Trình độ nhân viên được nâng cấp mỗi ngày và kéo theo đó là hiệu quả công việc đạt được cũng tăng lên ở cấp số nhân. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên cũng chính là cách ông chủ Samsung giữ chân “nhân tài” của mình. Nhân viên “giỏi” sẽ được cạnh tranh với nhân viên “giỏi” để nhanh chóng hoàn thiện bản thân.

Phát triển nhân tài ở tầm quốc tế

Một trong những cách quản lý nhân sự ít tập đoàn nào trên thế giới áp dụng được như ở Samsung đó là “phát triển nhân tài ở tầm quốc tế”. Tất cả các nhân viên đã làm việc lâu năm tại tập đoàn hoặc có thời gian làm việc ít nhất 3 năm sẽ được đi vòng quanh thế giới trong vòng 1 năm để học hỏi và trải nghiệm môi trường làm việc mới. Đây không phải là điều mà các tập đoàn lớn trên thế giới có thể làm được.

Nhân viên tại Samsung sẽ được học hỏi về nền văn hóa mới, ngôn ngữ mới tại các vùng miền và các quốc gia họ đi qua để khi trở về công ty họ có thể chia sẻ với các nhân viên khác, giúp ích cho công việc tại công ty. Cách phát triển nhân tài ở tầm quốc tế giúp họ nhanh chóng thích nghi với mọi hoàn cảnh và môi trường làm việc, có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của mỗi quốc gia.

Thay đổi linh hoạt cách quản lý nhân sự theo từng giai đoạn
 

Tại Samsung luôn có sự thay đổi cả về vị trí nhân sự cũng như tư duy nhân sự nên mỗi một giai đoạn ông Lee Kun Hee lại có những định hướng phát triển riêng cho doanh nghiệp cũng như có sự thay đổi quan lý nhân sự riêng cho từng giai đoạn.

Khi nhìn lại những giai đoạn phát triển của Samsung, ta thấy rõ ông Lee Kun Hee đã có cách quản lý nhân sự thực sự hiệu quả. Trong giai đoạn phát triển, Samsung hướng tới mục tiêu khiến thương hiệu trở nên quen thuộc với mọi người và mang tầm quốc tế. Sau đó, samsung định hướng tập trung vào thị trường toàn cầu, để mỗi nhà đề có ít nhất một thiết bị của Samsung.

Trải qua tùng giai đoạn khác nhau, thành công của tập đoàn Samsung khi trở thành đối thủ đối gờm nhất của Apple đã chứng minh cho giới kinh doanh công nghệ điện tử cho thấy, ông Lee Kun Hee tài ba trong quản lý nhân sự và cách làm của ông trở thành bài học đáng giá cho các nhà lãnh đạo trẻ.

 

Bài viết liên quan
Quản trị nhân sự: Làm thế nào để điều hòa mâu thuẫn giữa các thế hệ nhân viên?

Quản trị nhân sự: Làm thế nào để điều hòa mâu thuẫn giữa các thế hệ nhân viên?

Bí quyết tìm lại động lực cho nhân viên mà ông chủ nên học theo

Bí quyết tìm lại động lực cho nhân viên mà ông chủ nên học theo

2 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

2 mô hình quản lý nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò ‘sống còn” của doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò ‘sống còn” của doanh nghiệp

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP