Thói quen hình thành lên số phận. Khi còn trẻ nếu bạn vẫn cứ nuôi chiều bản thân bằng 7 thói quen “sướng hiện tại, khổ sau này”  dưới đây thì đừng trách vì sao năm 30 tuổi người ta có sự nghiệp trong tay còn bạn thì lại chẳng có gì.

1. Thích buôn chuyện
 

Buôn chuyện và tán gẫu khiến bạn vui vẻ và thoải mái. Bạn có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để “chém gió” với bạn bè, đồng nghiệp những thứ trên trời dưới biển mà không biết chán nhưng nó sẽ chẳng giúp ích được gì cho bạn trên con đường thành công và xây dựng sự nghiệp ngoài mất thời gian.

Đừng vội hiểu lầm rằng thành công là phải xây dựng và mở rộng những mối quan hệ. Mối quan hệ ấy là để hợp tác, phát triển và phục vụ công việc chứ không phải ngồi nói những thứ không liên quan.

2. Dễ dàng nói “đồng ý”
 

Bạn cho rằng những người dễ dàng nói đồng ý là người nhiệt tình cống hiến cho công việc. Họ sẵn sàng nhận những công việc và sự nhờ vả của người khác. Đối với các ý tưởng của đồng nghiệp dù tốt hay xấu họ cũng đều đồng ý.

Nếu đánh giá sơ qua thì thói quen này không phải quá tiêu cực nhưng gần với việc họ bị “bao đồng” việc gì cũng biết một ít, cũng làm một ít nhưng không chuyên môn và giỏi việc gì.

Người ta vẫn thường có câu:  Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Bạn nên rèn luyện thói quen tập trung và kỷ luật. Trước hết hãy làm tốt việc của mình rồi sau đó mới đi lo việc cho người khác.

3. Luôn cứng nhắc, bảo thủ
 

Ngược lại với thói quen dễ dàng nói “đồng ý” là tính cách cứng nhắc và bảo thủ. Đây là tính cách bạn buộc phải thay đổi nếu muốn bước xa hơn trên con đường sự nghiệp - bảo thủ sẽ là trở ngại cản bước bạn. Nên nhớ rằng, tất cả mọi người đều có những khuyết điểm và những giây phút mắc sai lầm, không ai có thể hoàn hảo và trọn vẹn. Do vậy, đừng cho mình là trung tâm của vũ trụ mà mọi người phải xoay quanh bạn.

tony-dzung-su-nghiep-se-mai-‘giam-chan-tai-cho”-neu-ban-khong-thay-doi-7-thoi-quen-nay

Kinh nghiệm thành công của những nhà tỷ phú thành công thế giới là dám thất bại và dám đối đầu với nó. Họ hỏi học và rút kinh nghiệm từ những thất bại chứ không phải bảo thủ, cố chấp mãi những ý kiến cá nhân để rồi thất bại này nối tiếp thất bại kia.

4. Nóng tính
 

Muốn thành công muốn lãnh đạo người khác trước tiên bạn phải lãnh đạo được chính bản thân mình – kiểm soát được cảm xúc cá nhân. Nóng tính sẽ chẳng giúp bạn làm được việc gì thành công. Đặc biệt nếu bạn là nhóm trưởng hay nhà quản lý thì nóng tính sẽ khiến năng suất làm việc nhóm đi đi xuống, mất đoàn kết giữa các thành viên.

5. Quá nhiều tham vọng
 

Tham vọng gần giống như chí tiến thủ. Những người có tham vọng có ước mơ thì sẽ sớm thành công. Bởi bản thân họ sẽ nuôi dưỡng những giấc mơ ấy để biến nó thành hiện thực bằng những ý tưởng và hành động. Tuy nhiên nếu có quá nhiều tham vọng sẽ khiến bạn “đuối sức” và không biết sẽ làm như thế nào với những tham vọng đó.

Đặc biệt nếu vì tham vọng mà bất chấp tất cả để đạt được sẽ biến bạn trở thành con người ích kỷ, xấu xa và có thể gây ra những lỗi lầm. Tham vọng là cần thiết khi bạn làm bất cứ công việc gì nhưng nhiều quá thì không tốt. hãy để tham vọng là động lực thúc đẩy bạn cố gắng chứ không phải là động cơ khiến bạn mắc những sai lầm.

6. Tự tin quá mức
 

Tự tin là thứ không thể thiếu nếu muốn thành công nhưng đi kèm với sự tự tin là người anh em tự kiêu. Tự kiêu với những gì mình đã làm được, tự kiêu với khả năng của mình, tự kiêu với thành tích mình đạt được.

Nên nhớ rằng “núi cao còn có núi cao hơn”. Hãy tự nhận mình là một hạt cát trên sa mạc bao la, một ngọn cỏ trong rừng cây, một con sóng giữa đại dương để  không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chứ đừng lấy bóng đèn soi bóng mình vào tường rồi ảo tưởng mình to và vĩ đại.

tony-dzung-su-nghiep-se-mai-‘giam-chan-tai-cho”-neu-ban-khong-thay-doi-7-thoi-quen-nay

7. Hay đổ lỗi cho hoàn cảnh
 

Thành công do mình tạo ra và thất bại cũng do mình mà có. Trước khi để người khác ngưỡng mộ và kính nể bạn phải biết vượt qua được chính mình. Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh hay do các yếu tố kém may mắn khiến bạn không thể thành công. Có thể nó sẽ chỉ cản bước bạn lần một còn lần hai bạn vẫn thất bại thì do bạn chưa thực sự nỗ lực, chưa thực sự cố gắng. Trách nhiệm cho cuộc đời bạn chính là bạn. Cuộc sống chỉ mang đến 10% cơ hội, 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó.

 

 

Bài viết liên quan
5 kiểu đồng nghiệp nên kết thân vì họ giúp bạn tốt lên mỗi ngày

5 kiểu đồng nghiệp nên kết thân vì họ giúp bạn tốt lên mỗi ngày

7 thói quen khiến bạn cán đích thành công khi còn trẻ

7 thói quen khiến bạn cán đích thành công khi còn trẻ

Bí quyết thành công: Chọn đúng nghề, đúng việc, đúng sếp

Bí quyết thành công: Chọn đúng nghề, đúng việc, đúng sếp

Bài học thành công: Thành công đến khi bạn không mắc phải 5 sai lầm

Bài học thành công: Thành công đến khi bạn không mắc phải 5 sai lầm

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP