• Được thành lập vào năm 1964, Nike là một tập đoàn đa quốc gia chuyên về thiết kế, phát triển và sản xuất giày thể thao, hàng may mặc, thiết bị và dịch vụ. Thương hiệu này đã phát triển qua nhiều năm mặc cho sự thay đổi của thời gian và nhu cầu cũng như thị hiếu khách hàng. Chiến lược marketing 4P của Nike được xây dựng chắc chắn, luôn đổi mới dựa trên thị trường và sự phát triển của công ty, luôn chú trọng nhắm đến các khách hàng mục tiêu và giữ vững vị trí thương hiệu đồ thể thao hàng đầu trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu sâu về chiến lược marketing 4P của Nike nhé.

chiến lược marketing 4p của nike

 

P1: Product - Chiến lược Sản phẩm

Yếu tố đầu tiên trong chiến lược marketing 4P của Nike chính là chiến lược sản phẩm. Sự phát triển của Nike luôn đi kèm với những thay đổi trong tổ hợp sản phẩm của mình. Bắt đầu là một nhà phân phối giày, công ty hiện sản xuất nhiều loại giày, quần áo và thiết bị cho các môn thể thao khác nhau. Dựa trên chiến lược marketing 4P của Nike và chiến lược tăng trưởng chuyên sâu, doanh nghiệp tích hợp các công nghệ mới vào các dòng sản phẩm của mình để nâng cao hiệu quả sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Giày là sản phẩm phổ biến nhất của Nike, và vì thế, Nike rất tập trung bổ sung thêm nhiều dòng sản phẩm trong danh mục này. Ví dụ: công ty hiện cung cấp giày chạy bộ, giày quần vợt và giày cho nhiều môn thể thao khác, bao gồm cả cricket. Nike cũng bán quần áo, chẳng hạn như áo thi đấu, quần short và các sản phẩm liên quan. Ngoài ra, các dòng sản phẩm của công ty bao gồm các phụ kiện và thiết bị, chẳng hạn như đồ chơi gôn. Chiến lược marketing 4P của Nike tập trung mở rộng hỗn hợp sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của các thị trường mục tiêu.

chiến lược marketing 4p của nike

 

P2: Price - Chiến lược Định giá

Chiến lược định giá trong chiến lược marketing 4P của Nike nhằm xác định các mức giá áp dụng để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời thu hút thị phần mong muốn trên thị trường đa quốc gia. Các khoản đầu tư của Nike vào công nghệ khiến các sản phẩm của Nike có mức giá cao hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, Nike vẫn xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để thiết lập mức giá và phạm vi giá, sử dụng song song chiến lược định giá dựa trên giá trị và chiến lược giá cao cấp.

Khi sử dụng chiến lược định giá dựa trên giá trị, Nike xem xét nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của mình. Giá trị này được sử dụng để xác định mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho giày thể thao, quần áo và thiết bị của công ty. Chiến lược định giá cao cấp sẽ định giá sản phẩm cao vọt hẳn lên, được sử dụng cho những mặt hàng cao cấp và vượt trội hẳn lên của Nike, hoặc những sản phẩm độc quyền. Chiến lược marketing 4P của Nike sử dụng thành công các chiến lược định giá để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời nhấn mạnh giá trị cao trong việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình.

chiến lược marketing 4p của nike

 

P3: Place - Chiến lược Phân phối

Chiến lược phân phối đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược marketing 4P của Nike. Chiến lược phân phối phác thảo các địa điểm nơi các sản phẩm của công ty được bán hoặc phân phối. Các địa điểm sau đây hình thành chiến lược phân phối của Nike, được sắp xếp theo mức độ quan trọng:

  • Cửa hàng bán lẻ
  • Cửa hàng trực tuyến Nike
  • Các điểm bán lẻ của Niketown (thuộc sở hữu của công ty)

Các cửa hàng bán lẻ là những nơi quan trọng nhất mà các sản phẩm của Nike được bán vì những địa điểm này có vị trí chiến lược và dễ dàng tiếp cận ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Các nhà bán lẻ này bao gồm các công ty lớn như Walmart, Target, cũng như các cửa hàng địa phương và các công ty bán lẻ toàn cầu. Khách hàng cũng có thể mua giày thể thao, quần áo và thiết bị của Nike thông qua cửa hàng và trang web trực tuyến của công ty. Ngoài ra, Nike còn điều hành các cửa hàng bán lẻ Niketown của mình. Các cửa hàng này thuộc sở hữu của công ty, giúp Nike kiểm soát việc phân phối và bán các sản phẩm của mình. Cả 3 địa điểm này đều là một phần quan trọng trong chiến lược phân phối và chiến lược marketing 4P của Nike.

chiến lược marketing 4p của nike

 

P4: Promotion - Chiến lược Quảng bá

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong chiến lược marketing 4P của Nike đó chính là chiến lược quảng bá. Nike phụ thuộc vào việc quảng cáo sản phẩm của mình để duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, sử dụng các chiến thuật quảng bá để truyền thông với khách hàng mục tiêu về sản phẩm của mình và thuyết phục những người tiêu dùng này mua sản phẩm.

Quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing 4P của Nike, góp phần lớn nhất vào khả năng thu hút khách hàng của thương hiệu. Nike phụ thuộc rất nhiều vào các quảng cáo, đặc biệt là những quảng cáo liên quan đến những vận động viên chuyên nghiệp và các đội thể thao.

Các hoạt động tiếp thị trực tiếp của công ty liên quan đến việc liên lạc trực tiếp với các trường cao đẳng, các đội thể thao địa phương và các tổ chức khác. Trong chiến lược marketing 4P của Nike, công ty trực tiếp tiếp xúc trực tiếp với các tổ chức nhằm mục đích quảng bá sản phẩm cho các thành viên của tổ chức đó và sử dụng tổ chức để quảng bá cho mình.

Ngoài ra, Nike thỉnh thoảng áp dụng các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt để thu hút nhiều khách hàng hơn và tạo ra nhiều doanh thu hơn. Hơn nữa, công ty cũng tài trợ và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức và sự kiện để quảng bá giày, quần áo và thiết bị thể thao của mình. Nike phụ thuộc vào mối quan hệ của mình với những người ủng hộ cao cấp để thành công trong việc quảng bá hoạt động kinh doanh và sản phẩm của mình ra thị trường đồ thể thao quốc tế.

chiến lược marketing 4p của nike

 

Đó là những nền tảng và lý thuyết về chiến lược marketing 4P của Nike - thương hiệu đồ thể thao đứng đầu thế giới. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về marketing cũng như các chiến lược marketing hỗn hợp, hãy tham gia khóa học marketing của Tony Dzung nhé.

Bài viết liên quan
Chiến Lược Marketing 4P Của KFC -Thương Hiệu Đồ Ăn Nhanh Hàng Đầu

Chiến Lược Marketing 4P Của KFC -Thương Hiệu Đồ Ăn Nhanh Hàng Đầu

Coca-Cola Và Chiến Lược Marketing Toàn Cầu

Coca-Cola Và Chiến Lược Marketing Toàn Cầu

Chiến Lược Marketing Của Vinamilk - Ông Vua Sữa Việt Nam

Chiến Lược Marketing Của Vinamilk - Ông Vua Sữa Việt Nam

Tại Sao Nên Học Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp?

Tại Sao Nên Học Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp?

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP