• Được thành lập từ năm 1952, KFC (Kentucky Fried Chicken - Gà rán Kentucky) là một trong những chuỗi thức ăn nhanh hàng đầu thế giới cho đến tận bây giờ. Chiến dịch marketing của KFC tự hào là một chiến dịch marketing vững chắc và bất bại trước các đối thủ cạnh tranh trong suốt gần 70 năm qua. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về chiến lược marketing 4P của KFC và sức mạnh của chiến lược đó. Hãy cùng khám phá lược marketing 4P của KFC nào.

chiến lược marketing 4p của kfc, chiến lược marketing kfc

Chất lượng, dịch vụ và sự sạch sẽ đại diện cho các yếu tố quan trọng nhất đối với thành công toàn cầu của KFC. Dẫn đầu thị trường kể từ khi thành lập, KFC cung cấp đồ ăn tuyệt hảo cho những người yêu thích món gà trên toàn thế giới với công thức bí mật luôn được giữ kín. KFC có hơn 11.000 nhà hàng và cửa hàng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và lý do cho sự thành công đó là chiến lược marketing của KFC. Chiến lược marketing 4P của KFC, tất nhiên, sẽ bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng bá).

 

P1: Product - Chiến lược Sản phẩm

chiến lược marketing 4p của kfc, chiến lược marketing kfc

Đứng đầu trong chiến lược marketing 4P của KFC đó chính là Product - Sản phẩm. Sản phẩm ban đầu của KFC là những miếng gà rán giòn bằng áp suất, được tẩm gia vị theo công thức của Đại tá Sanders gồm 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Với sự hiện diện trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình trên phạm vi quốc tế để phù hợp với khẩu vị của từng khu vực và có gần 300 món trong thực đơn toàn cầu. Ví dụ: Ở các nước Hồi giáo và Trung Đông, gà được KFC phục vụ là gà halal. Tại Ấn Độ, để phục vụ khách hàng ăn chay, KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay. KFC Chicken Zinger burger là sản phẩm bán chạy nhất của KFC. Ở các bang của Mỹ, bánh kẹp KFC là sản phẩm bán chạy nhất của hãng. Ta có thể thấy KFC luôn biến đổi sản phẩm của mình nhằm đánh vào rất nhiều thị trường khách hàng mục tiêu khác nhau.

 

P2: Price - Chiến lược định giá

chiến lược marketing 4p của kfc, chiến lược marketing kfc

Đối tượng mục tiêu của KFC là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, vì thế việc định giá sản phẩm phù hợp cũng rất quan trọng đối với chiến lược marketing của KFC. KFC sử dụng các chiến lược định giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau để đánh vào khách hàng khác nhau, bao gồm:

Định giá tùy chọn: Định giá tùy chọn về cơ bản được các công ty sử dụng để cố gắng tăng số tiền khách hàng chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Tùy chọn ‘bổ sung’ làm tăng giá tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong trường hợp của KFC, khách hàng có thể mua các món chính có trong thực đơn của họ và sau đó có thể chọn “món bổ sung” hoặc “món phụ” như đồ uống hoặc món tráng miệng phù hợp với món chính mà họ đã mua. Kết quả cuối cùng là khách hàng sẽ trả tiền cho mặt hàng chính mà họ muốn mua và cả các mặt hàng bổ sung.

Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm khác nhau lại với nhau thành combo và cung cấp cho khách hàng với mức giá thấp hơn một chút so với khi mua riêng lẻ. KFC cung cấp nhiều ưu đãi combo khác nhau cho khách hàng và cũng cung cấp cho khách hàng tùy chọn để thay đổi combo theo lựa chọn của riêng họ, bằng cách này khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn.

 

P3: Place - Chiến lược Phân phối 

chiến lược marketing 4p của kfc, chiến lược marketing kfc

Với hơn 11,000 cửa hàng trên hơn 80 quốc gia, KFC rất biết tận dụng kết hợp hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình - điểm sáng trong chiến lược marketing 4P của KFC. Khách hàng có thể ghé thăm các cửa hàng này và thưởng thức các sản phẩm của KFC, hoặc có thể đặt hàng trực tuyến và được giao đồ ăn đến tận nhà. KFC cung cấp tùy chọn đặt món ăn trực tuyến cho khách hàng thông qua trang web của KFC và cũng có thể đặt món ăn KFC từ các ứng dụng, trang web đặt đồ ăn hàng đầu mà KFC đã hợp tác.

 

P4: Promotion - Chiến lược Quảng bá

chiến lược marketing 4p của kfc, chiến lược marketing kfc

Quảng bá và truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC, công ty sử dụng kết hợp thích hợp các kênh truyền thông từ truyền thống đến hiện đại để tạo nhận thức và quảng bá sản phẩm của mình. 

Chính danh mục sản phẩm mạnh đã tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. KFC sử dụng tất cả các phương tiện như TV, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, báo in, quảng cáo trực tuyến, v.v. để quảng bá cho thương hiệu của mình. Sự hiện diện xã hội mạnh mẽ cũng sẽ cho phép KFC tương tác và gắn kết với khách hàng và có được những hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm và dịch vụ khác mà KFC cung cấp.

KFC cũng sử dụng các cửa hàng ở mức tối đa để quảng bá các sản phẩm mới của họ. Khẩu hiệu “vị ngon trên từng ngón tay” (“finger lickin’ good”) của KFC từ năm 1956 đã trở thành một trong những khẩu hiệu nổi tiếng nhất thế kỷ 20.

 

Trên đây là những điều cơ bản cần biết về chiến lược marketing 4P của KFC. Nếu muốn tìm hiểu thêm về marketing và marketing mix, hãy tham khảo các khóa học về marketing của Tony Dzung nhé.

Bài viết liên quan
Coca-Cola Và Chiến Lược Marketing Toàn Cầu

Coca-Cola Và Chiến Lược Marketing Toàn Cầu

Chiến Lược Marketing Của Vinamilk - Ông Vua Sữa Việt Nam

Chiến Lược Marketing Của Vinamilk - Ông Vua Sữa Việt Nam

Tại Sao Nên Học Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp?

Tại Sao Nên Học Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp?

Quản Trị Nhân Sự 4.0 - Thay Đổi Và Thách Thức

Quản Trị Nhân Sự 4.0 - Thay Đổi Và Thách Thức

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP