Trong thời buổi công nghệ số 4.0, bất kể ai trong chúng ta cũng có thể trở thành ông chủ với “doanh nghiệp” riêng của mình. Nếu bạn đang quan tâm đến việc xây dựng mô hình kinh doanh nhỏ (có thể cho công ty riêng hoặc cửa hàng bán lẻ) thì bài viết dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Mô hình kinh doanh chính là cách chúng ta lên kế hoạch để kiếm tiền. Cho dù là mô hình nhỏ hay lớn bạn vẫn phải đảm bảo rằng số tiền bạn đầu tư vào nó có thể duy trong vòng ít nhất 1 năm trở lên? Phải phân bổ như thế nào khi xây dựng mô hình kinh doanh nhỏ với số vốn khiêm tốn? Những hạng mục dưới đây bạn nhất định phải nhớ đến khi bắt đầu lên kế hoạch kiếm tiền.

1. Giấy phép đăng ký, khoản tiền cho dịch vụ đăng ký kinh doanh
 

Trước khi bắt đầu có thể kiếm được tiền, bạn phải chi ra một khoản phí để đăng ký kinh doanh. Tùy thuộc vào lựa hình sản phẩm bạn kinh doanh cũng như từng khu vực bạn lựa chọn mở mô hình này mà khoản tiền này sẽ khác nhau.

2. Nguồn hàng (nguồn cung)
 

Có rất nhiều người muốn khởi nghiệp , muốn làm ăn nhưng không tìm được nguồn cung hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng nhất khi bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ không thể tự sản xuất hàng hóa. Giả sử bạn hướng tới kinh doanh cửa hàng ăn, bạn phải cần chi phí để nhập hàng sau đó chế biến và bán cho khách hàng. Chi phí này sẽ duy trì theo các tháng vì cần nhập hàng mới liên tục để duy trì kinh doanh.

3. Trang thiết bị
 

Ngay cả khi bạn chỉ muốn mở một cửa hàng nhỏ kinh doanh trong phạm vi gia đình bạn vẫn phải bỏ tiền đầu tư máy tính tiền hay bàn ghế điều hòa. Trước khi xây dựng được mô hình kinh doanh nhỏ để kiếm được tiền bạn sẽ phải đầu tư kha khá để thu hút và làm hài lòng khách hàng.

tony-dzung-cac-yeu-to-quan-trong-can-xac-dinh-truoc-khi-xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-nho

4. Chi phí địa điểm
 

Sau ý tưởng thì đầu tư là bước quan trọng tiếp theo để đưa mô hình kinh doanh vào hoạt động. Dù ý tưởng kiếm tiền có hay đến đâu mà không được thực thi thì cùng vô nghĩa. Bạn cần phải tìm một địa điểm phù hợp để thực hiện mô hình kinh doanh này. Nó thành công hay thất bại phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm lựa chọn để buôn bán. Do vậy, đừng vì tiết kiệm chi phí mà khiến công việc buôn bán của mình không được suôn sẻ ngay từ đầu.

5. Chi phí vận hành
 

Chi phí vận hành chính là số tiền bạn có thể chi trả cho tất cả các hoạt động của mô hình kinh doanh nhỏ. Một số nghiên cứu cho hay, chi phí marketing nên chiếm từ 12 tới 20% tổng doanh thu cho các mô hình đã hoạt động từ 1 tới 5 năm. Đối với những mô hình mới thành lập, chi phí marketing nên từ 20 tới 30% tổng chi phí đầu tư ban đầu.

6. Nhân sự, đối tác

 

Đối với mô hình kinh doanh nhỏ thì việc thuê nhân sự và các đối tác sẽ bớt cần thiết hơn. Nếu bạn có thể vận hành mọi việc kinh doanh một mình hoặc có sẵn đội ngũ nhân sự thì bạn đã có thể tiết kiệm chi phí đáng kể. Khi kinh doanh ở giai đoạn phát triển hãy nghĩ đến việc mở rộng nó. Khi đó, chi phí cho đội ngũ nhân sự lại vô cùng cần thiết.

7. Chi phí pháp lý, các loại phụ phí khác
 

Giả sử bạn cần thuê luật sư để hợp thức hoá các hoạt động của mô hình kinh doanh hoặc sử dụng tiền đi “cửa sau” với một số tổ chức khác, đây sẽ là khoản chi phí giúp cho việc kinh doanh của bạn thêm phần tiện lợi.

Ngoài ra đừng quên bỏ ra một khoản cho các chi phí phát sinh. Trong kinh doanh mọi đường đi nước bước đều cần cẩn thận và chính xác. Không ai muốn những rủi ro và các phát sinh xảy ra. Nhưng, vẫn phải đề phòng trước. Nếu khi các vấn đề xảy ra rồi bạn mới vội vàng tìm hướng giải quyết thì đấy được xem là một thất bại của người làm kinh doanh.

Mô hình kinh doanh nhỏ rất phù hợp với các mặt hàng như: quần áo, giày dép, túi xách,… các loại hình ăn uống, vui chơi, thư giãn. Để lên kế hoạch kiếm tiền ý tưởng thôi chưa đủ, bạn phải bắt tay vào làm và làm một cách nghiêm túc để ra được kết quả. Những yếu tố kể trên chính là những điều bạn phải xác định trước khi muốn xây dựng một bản kế hoạch kiếm tiền hoàn hảo.

Bài viết liên quan
6 đặc điểm giúp doanh nhân nhận ra thời điểm thành công trong kinh doanh đã đến

6 đặc điểm giúp doanh nhân nhận ra thời điểm thành công trong kinh doanh đã đến

5 câu chuyện kinh doanh đáng giá bạc tỷ không nên bỏ qua

5 câu chuyện kinh doanh đáng giá bạc tỷ không nên bỏ qua

Bài học lãnh đạo đáng giá từ loài kiến

Bài học lãnh đạo đáng giá từ loài kiến

6 bước để nhượng quyền thương mại thành công

6 bước để nhượng quyền thương mại thành công

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP