Xưa nay người ta vẫn cho rằng những người thành công “sinh ra để làm lãnh đạo” thường có những khả năng thiên phú trời cho. Đó có lẽ là một quan điểm sai lầm, ngày nay để trở thành nhà lãnh đạo thành công không hề dễ. Ngoài việc bạn phải am hiểu tường tận lĩnh vực mình muốn kinh doanh thì những tính cách sau bạn buộc phải có.

1. Năng động
 

Người lãnh đạo là người thuyền trưởng dẫn dắt con tàu kinh doanh đi đến đích của thành công. Nếu không phải là người năng động, bạn sẽ không thể trở thành một doanh nhân giỏi. Năng động ở đây bao gồm cả năng động trong cuộc sống lẫn năng động trong công việc. Cụm từ “năng động” thường dùng chỉ những người “ưa đám đông”, họ muốn làm việc theo ý mình và họ cũng biết cách phải làm thế nào để đạt được điều đó.

Tính cách này của người lãnh đạo thường thể hiện họ tự tin trong tất cả các lĩnh vực, họ có kiến thức, có kỹ năng, có thể truyền lửa được cho các nhân viên của mình. Họ làm việc trong tâm thế luôn hứng thú, luôn nhiệt huyết luôn cháy hết mình vì công việc. Lời nói của họ thường được đi đôi với việc làm. Thậm chí ngay cả khi họ cảm thấy mình hơi yếu trong một vấn đề nào đấy, họ vẫn đưa ra  hướng giải quyết thuyết phục được người khác. Nhờ vào sự “nảy số” nhanh, khả năng ứng biến và sự kiên định, người doanh nhân hiện đại có thể làm được những thứ mà nếu thiếu họ, các nhân viên sẽ không thể làm nổi.

tony-dzung-nhan-dien-nha-lanh-dao-thanh-cong-nho-5-tinh-cach-sau

2. Giỏi giao tiếp, giỏi thuyết phục
 

Nhà lãnh đạo thành công không thể là người tự ti trong giao tiếp, kỹ năng mềm kém, phản xạ xử lý tình huống chậm. Bản chất công việc hàng ngày của họ là phải tiếp xúc với rất nhiều người, có thể là đối tác, có thể là khách hàng và nhân viên của mình. Việc một người lãnh đạo “ngại giao tiếp” chứng tỏ họ không yêu thích công việc của họ, họ chưa đủ tự tin với những chuyên môn của chính mình để nói chuyện với người khác.

Giỏi giao tiếp còn cho thấy người doanh nhân có đủ sự tin tưởng, đủ sự khéo léo để thuyết phục được khách hàng và đối tác. Kỹ năng này không phải tự nhiên mà có được, lãnh đạo cần phải tích lũy dần dần qua kinh nghiệm sống và làm việc.

3. Dám đương đầu với khó khăn thử thách
 

Người ta vẫn thường nói “không có bước chân nào đi trên thảm hoa hồng mà không thấm đau vì những mũi gai”. Trong kinh doanh tỉ lệ thuận với lợi nhuận chính là rủi ro. Khi bắt đầu đi trên thương trường khốc nghiệt, tự bản thân người doanh nhân  phải tự hiểu rằng: Thương trường cũng chính là chiến trường, bản thân họ có thể bị thương bởi bất cứ loại vũ khí nào, bởi bất kỳ đối thủ nào. Có những lúc họ sẽ phải ngã quỵ xuống nhưng tuyệt đối phải đứng dậy ngay để chiến đấu tiếp.

Muốn trở thành tướng lĩnh, bạn phải khác biệt so với người khác bằng sự dũng cảm và không bao giờ có ý định là sự bỏ cuộc. Chiến thắng chính bản thân mình chính là chiến thắng đầu tiên bạn đạt được.

Trong công việc kinh doanh, khó khăn thử thách là điều không thể tránh. Nếu không tránh được cho bằng hãy tận dụng nó để giải mã thành công là như thế nào. Nhà lãnh đạo hiện đại nhất định phải trải qua giai đoạn “lửa thử vàng gian nan thử sức này” để thành công.

4. Biết điều khiển cảm xúc
 

Các bạn trẻ thường đưa ra triết lý của riêng mình: “Trưởng thành là khi bạn vui hay buồn, người khác đều không hay biết”. Việc biết điều khiển cảm xúc của chính mình là yếu tố không thể thiếu ở một doanh nhân chuyên nghiệp. Có thể bạn đang lo lắng, đang cảm thấy “tụt dốc” tinh thần làm việc thì cũng không nên mang điều đó đến công ty. Nó có thể như con “virus” lan truyền bệnh rất nhanh cho các người đồng nghiệp của mình.

tony-dzung-nhan-dien-nha-lanh-dao-thanh-cong-nho-5-tinh-cach-sau

Ngoài ra việc biết điều tiết cảm xúc của mình sẽ giúp nhà lãnh đạo quản lý nhân viên của mình tốt hơn. Họ luôn có thể bình tĩnh đưa ra hướng giải quyết sao cho phù hợp với từng đối tượng từng trường hợp cụ thể để không ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của nhân viên. Lãnh đạo biết điều khiển cảm xúc còn rất giỏi trong việc lắng nghe. Lắng nghe nhân viên của mình đang thật sự cần điều gì, đang gặp những vướng mắc gì để đưa những điều chỉnh kịp thời.

5. Ham học hỏi
 

Trong công việc kinh doanh, càng học hỏi nhiều càng hiểu biết nhiều bạn càng thành công. Việc học hỏi có thể đến từ rất nhiều phía như học từ những người đối tác, học từ những tiền bối có kinh nghiệm đi trước, học hỏi từ chính những người đồng nghiệp còn trẻ tuổi. Trong quá trình học hỏi, bạn sẽ rút ra cho bạn thân rất nhiều kinh nghiệm, rất nhiều kiến thức bản thân còn thiếu sót để từ đó có thể tư duy sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới.

Thành công thường đến với những người luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ. Việc xây dựng cho mình một nền tảng định hướng tốt giúp bạn vững bước hơn. Nếu những tính cách cơ bản trên của một nhà lãnh đạo thành công bạn còn “khuyết” thì có thể rèn luyện nó ngay từ hôm nay vẫn chưa muộn.

Bài viết liên quan
3 câu hỏi của CEO Amazon khi tuyển dụng nhân sự gây chú ý

3 câu hỏi của CEO Amazon khi tuyển dụng nhân sự gây chú ý

Chiến thuật “giữ chân” nhân tài nhà lãnh đạo phải khắc cốt ghi tâm

Chiến thuật “giữ chân” nhân tài nhà lãnh đạo phải khắc cốt ghi tâm

6 đạo lý dùng người các lãnh đạo cần biết trước khi quá muộn

6 đạo lý dùng người các lãnh đạo cần biết trước khi quá muộn

Cái TẶC LƯỠI giết chết tiền đồ của bao người

Cái TẶC LƯỠI giết chết tiền đồ của bao người

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP