Digital Marketing và Online Marketing là 2 thuật ngữ rất dễ bị “đánh tráo” khái niệm với nhau. Hiểu về sự khác biệt của chúng sẽ giúp các marketer định hình chiến lược marketing rõ ràng và hiệu quả hơn.

dung-nham-lan-giua-digital-marketing-va-online-marketing

Rất nhiều marketer bị nhầm lẫn bởi 2 khái niệm Digital Marketing (Tiếp thị số) và Online Marketing (Tiếp thị trực tuyến). Nghe thì có vẻ không sự khác biệt, nhưng việc hiểu đúng và vận dụng trong các chiến lược marketing là điều rất quan trọng để:

  • Chọn lựa kênh tiếp thị chính xác phù hợp với tổng thể chiến lược của doanh nghiệp.

  • Phân tích chiến lược hiện tại bằng việc phân loại kênh, loại hình tiếp thị nào đang hiệu quả, hoặc đang lãng phí nguồn lực để có sự điều chỉnh linh hoạt. 

Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing): Một thuật ngữ rộng mang tính bao quát

 

Khi nói đến Digital Marketing là nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm nền tảng và thiết bị để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải một thông điệp tiếp thị của bạn đến đối tượng khách hàng. Xin được trích nguồn Wikipedia để làm rõ khái niệm này:

Digital marketing is marketing that makes use of electronic devices (computers) such as personal computers, smartphones, cellphones, tablets and game consoles to engage with stakeholders. Digital marketing applies technologies or platforms such as websites, e-mail, apps (classic and mobile) and social networks. – Wikipedia

Tạm dịch: “Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cả nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động) và các mạng xã hội.”

Một cách dễ hiểu thì Digital Marketing không bị giới hạn trong việc chỉ sử dụng internet, mà đó là thuật ngữ mang tính chất bao quát, gồm nhiều kỹ thuật tiếp thị, trong đó có cả tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị không trực tuyến (Non-online Marketing).

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn sử dụng chiến dịch SMS marketing để gửi tin nhắn khuyến mại Black Firday - Ngày thứ sáu đen tối đến khách hàng. Công cụ được sử dụng ở đây chỉ đơn giản là tạo và gửi tin nhắn tự động, nhưng người nhận không cần kết nối internet để nhận được SMS. Chiến dịch này nằm trong nhóm Non-online Marketing.

Tìm hiểu thêm: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING THỰC CHIẾN

Có thể nói bất cứ hoạt động nào dưới dạng nền tảng kỹ thuật số thì có thể gọi là Digital Marketing. Tại đây tôi sẽ đưa ra một vài chiến lược mà bạn có thể chọn lựa:

  • Games

  • Content Marketing

  • Video Marketing

  • Mobile Marketing (Chiến dịch gửi tin nhắn SMS)

  • TV Ads

Tiếp thị Trực tuyến (Online Marketing): Nhận biết ngay hành động khi tương tác

 

Online Marketing/ Internet Marketing (Tiếp thị Trực tuyến) lại là một tập con của Digital Marketing. Điểm đặc trưng của loại hình này chính là bắt buộc phải có kết nối internet để thực hiện được.

Cũng giống như Digital Marketing, Online Marketing được phát triển cùng với công nghệ. Tuy nhiên, nhận thấy trong vài năm gần đây, Online Marketing đang phát triển & đổi mới liên tục cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ 4.0 và buộc lòng các marketer phải luôn luôn hoặc linh hoạt để dẫn đầu hoặc đuổi đuôi theo xu thế. 

Hơn thế nữa, những người mới tập tành vào nghề tiếp cận với loại hình Online Marketing nghe có vẻ hào nhoáng và áp đảo hơn vì online vốn đang là xu hướng và bản chất của nó là tiếp cận dễ dàng với hàng tỷ người quan tâm.

Một số kênh chính của Online Marketing:

dung-nham-lan-giua-digital-marketing-va-online-marketing

Website: Đối với nhiều chiến dịch, một trang web là điểm bắt đầu và điểm đến tức là bạn chạy một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số để thúc đẩy một trang web (điểm khởi đầu) với mục đích nhận được nhiều khách truy cập (điểm đến).

Search Engine Marketing (SEO & SEM): Đây là khái niệm cơ bản trong Online Marketing và nó bao gồm 2 hoạt động quan trong là SEO (Search Engine Optimization - Tối ưu công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising - Quảng cáo tìm kiếm có trả phí). Lại là 2 khái niệm dễ bị nhầm lẫn. 

Sự khác biệt giữa SEO và SEM đơn giản là SEO là một phần của SEM. Cả hai mục tiêu của hai quá trình này thì đều là tăng mức độ hiển thị trong các công cụ tìm kiếm.

Nếu như SEO là công cụ để tối ưu tìm kiếm cho website để đạt được thứ hạng cao hơn trong lượt kết quả tìm kiếm tự nhiên thì SEM lại bao quát rộng hơn SEO. Nó bao gồm những phương pháp khác để thu lưu lượng tìm kiếm, chẳng hạn như PPC advertising (Pay Per Click - trả phí trên mỗi lượt nhấp vào).

Social Media Marketing: Loại hình tiếp thị này là một phần của Online Marketing và đã thu được nhiều sự chú ý trong vài năm trở lại đây. 

Hàng triệu người dùng dùng khoảng thời gian đáng kể trong ngày để truy cập các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+, Instagram, Pinterest, YouTube, LinkedIn. Chính vì vậy, các nhà tiếp thị luôn phải theo dõi xu hướng và tiếp cận khách hàng thông qua kênh này để truyền tải thông điệp tới người dùng nhằm tạo ra giá trị, doanh thu và gia tăng nhận diện thương hiệu.

Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra những nội dung trên tất cả các nền tảng mà có khả năng tạo tương tác tốt và thu hút người người dùng và qua đó gia tăng lượt truy cập hay khuyến khích việc tạo ra giá trị.

Một nội dung tốt cũng trở thành công cụ hiệu quả cho SEO và thông qua đó hiển thị tốt hơn đến người dùng và tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo.

Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động trong đó có thể bao gồm việc tối ưu hóa ứng dụng để hiển thị tốt hơn trên chợ ứng dụng (app store optimization – ASO), quảng cáo push, display trong các ứng dụng để khuyến khích người dùng cài đặt.

Email Marketing: quảng cáo bằng hình thức gửi email tới các khách hàng có trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập nhật tin tức.

Display: quảng cáo lập trình (programmatic advertising) thông qua các nền tảng (publishers, ad networks, ad exchange, DSP) với hình thức hiển thị các định dạng như hình ảnh, video, html trên các website và ứng dụng trong hệ thống của nhà cung cấp. 

Ví dụ: nếu chúng ta thực hiện một chiến dịch CPC/PPC (pay per click) hoặc quảng cáo hiển thị hình ảnh trên một trang web (Display Ads) cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó thì chúng ta đang thực hiện một hình thức của Online Marketing.

Digital Marketing hay Online Marketing, cái nào tốt hơn?

 

Có thể quan sát thấy bài toán chiến lược của các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu khi chỉ luôn cố gắng thực hiện hành động tiếp thị kĩ thuật số nào đó. Để lập kế hoạch và thực thi nhiệm vụ thì còn rất nhiều yếu tố phải cân đo đong đếm: Phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, ngân sách, mục tiêu, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh. 

Một lần nữa nghiên cứu là khâu quan trọng mà các marketer hầu như đang làm rất sơ sài.  

Tìm hiểu thêm: CHUẨN HÓA QUY TRÌNH 6 BƯỚC TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỈNH CAO

Tất nhiên chúng ta nên sử dụng dữ liệu để hỗ trợ đưa ra những quyết sách đúng đắn nhất. Do đó, các doanh nghiệp nên sử dụng ít nhất một hình thức tiếp thị trực tuyến để hưởng lợi từ dữ liệu có thể thu thập được từ chúng, và cũng là để đo lường kết quả mà những nỗ lực của bạn mang lại.

Ví dụ như dùng Google Analytics chẳng hạn nếu như bạn thực hiện chiến dịch PPC, và hãy thêm vào việc theo dõi chuyển đổi. Và xem chính xác ngân sách của bạn đang được chi cho cái gì và phân tích để xem là với những kết quả thu được thì ngân sách đã được chi một cách hợp lý & hiệu quả hay không.

Ranh giới mờ đi do sự phát triển bùng nổ của công nghệ

 

Ngày nay với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ (hàng ngày và hàng giờ) thì bài toán khác biệt giữa digital hay online marketing không quá ảnh hưởng. Có thể nhận thấy digital marketing ngày càng trở nên thịnh hành và việc kết hợp nhiều kênh quảng cáo cùng một lúc để không bỏ phí dữ liệu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 

Sử dụng Google Trends cho thấy thuật ngữ digital marketing có lượt tìm kiếm bỏ xa hẳn “online marketing” hay “internet marketing”. Đây chính là điều mà marketer phải hiểu - bài toán tiếp thị và xu hướng xã hội luôn luôn biến động và đòi hỏi sự linh hoạt và nắm bắt xu thế của người làm tiếp thị.

dung-nham-lan-giua-digital-marketing-va-online-marketing

Mục đích cuối cùng chính là làm sao để chọn được kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng đối sách phù hợp để xây dựng chiến dịch marketing tổng thể.

Và điều quan trọng cần phải nhớ tiếp theo là: chiến lược hóa. Cho dù bạn dùng kênh, tactics, cách tiếp cận … như thế nào để làm tiếp thị thì vẫn luôn cần một kế hoạch, chiến lược rõ ràng cụ thể để thực hiện. Bạn muốn nhận được kết quả, mục tiêu như thế nào? Làm sao để kế hoạch đạt được kết quả mong muốn? Khách hàng là ai, ở đâu, thói quen là gì? Muốn tiếp cận để tăng nhận biết (awareness) hay muốn đạt kết quả sâu hơn và biết được số tiền đã đầu tư đạt mục đích gì? … Rất nhiều vấn đề.

Giờ đây khi hiểu rõ khái niệm và sự khác biệt của hai thuật ngữ digital marketing vs. online marketing rồi, hãy dùng chúng một cách chính xác hơn tùy từng trường hợp. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại lời nhắn và thông tin liên hệ để chúng ta cùng nhau thảo luận.  

 
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm xây dựng chiến lược Digital Marketing thực chiến

Kinh nghiệm xây dựng chiến lược Digital Marketing thực chiến

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP