Muốn trở thành người quản lý nhân sự không nhất thiết bạn phải là người có bằng cấp xuất sắc, điều quan trọng bạn phải có là nhiệt huyết, có những tố chất và kỹ năng cần thiết với nghề. Dưới đây Tony Dzung chia sẻ 9 kỹ năng mềm nhà quản lý nhân sự nào cũng cần có.

1. Kỹ năng chuyên môn
 

Kỹ năng đầu tiên của nhà quản lý nhân sự cần có đó là chuyên môn, những đặc điểm về kỹ năng chuyên môn thường bao gồm:

- Dự báo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, hoạch định và cơ cấu nguồn nhân lực

- Phân tích và phác họa chân dung tiềm năng của nhân sự trong thời gian tuyển dụng tới

- Sắp xếp một cuộc phỏng vấn thành công và ấn tượng

- Chuẩn bị những câu hỏi và câu trả lời để nhận diện “bản chất” ứng viên, tìm ra những ứng viên tài năng

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin nội bộ hai chiều ( giữa quản lý và nhân viên)

- Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự, chương trình hội nhập nhân sự mới cho doanh nghiệp.

Việc nâng cao và trau dồi kỹ năng chuyên môn là cần thiết ở bất cứ vị trí công việc nào, trong quản lý nhân sự lại càng phải chú tâm. Khi bạn có năng lực thực sự thì ở bất cứ môi trường và điều kiện làm việc nào cũng không khiến bạn lúng túng.

2. Kỹ năng giao tiếp
 

Quản lý nhân sự đòi hỏi bạn phải là người có khả năng giao tiếp tốt để tiếp nhận và truyền đạt những thông tin. Bạn cần phải nhạy bén và khéo léo trong bất cứ tình huống nào để tránh những mâu thuẫn, hiểu nhầm không đáng có.

tony-dzung-9-ky-nang-mem-bat-ky-nha-quan-ly-nhan-su-nao-cung-can-co

Người quản lý nhân sự được ví như “nhà tâm lý” hiểu rõ những điều nhân viên muốn, nhân viên cần và đưa ra những lời khuyên cần thiết.

- Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình

- Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục

- Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh

- Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống

- Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.

3. Kỹ năng tự phê bình
 

Nhà quản lý nhân sự được cho là tấm gương để nhân viên nhìn vào học tập và noi theo. Tuy vậy, ai cũng có những khuyết điểm, sai lầm việc nhận ra khuyết điểm để tự phê bình giúp người quản lý nhân sự tốt hơn và cả nhân viên cũng được học theo kỹ năng tốt ấy từ người quản lý của mình.

Việc nhìn nhận lại một cách khách quan về bản thân sẽ giúp người quản lý nhân  sự hoàn thiện và có tiếng nói hơn với nhân viên của mình.

4. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
 

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong doanh nghiệp hỗ trợ người quản lý nhân sự hiệu quả, thay mặt doanh nghiệp:

- Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng

- Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp trong xung đột, tranh chấp,…

- Thuyết phục cấp trên chấp nhận những kế hoạch do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.

- Sử dụng trong tuyển dụng nhân sự để thương lượng mức lương, vị trí,…

5. Sẵn sàng học hỏi
 

Bất kể ở một vị trí nào, sẵn sàng học hỏi vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng. Học hỏi từ cấp lãnh đạo, từ đồng nghiệp và cũng từ chính nhân viên mình quản lý. Không phải là nhà quản lý mà bạn có thể dừng việc học hỏi và phát triển. Với những biến đổi của xã hội, người quản lý phải tự trang bị cho mình những kiến thức và cập nhật thông tin mới để không bị tụt hậu phía sau.

6. Giải quyết và xử lý tình huống
 

Trong quá trình làm việc không tránh khỏi nảy sinh mâu thuẫn giữa nhân viên và doanh nghiệp. Với những tình huống như vậy, người làm quản lý nhân sự cần có “một cái đầu lạnh và một trái tim nóng” để giải quyết vấn đề không làm mất lòng hai bên. Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý có mức nào.

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, bộ phận nhân sự cũng luôn là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên.

7. Nói không với định kiến cá nhân
 

Nhà quản lý nhân sự cần đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu. Không nên để cảm xúc cá nhân chi phối những quyết định của mình. Vì là người quản lý không tránh khỏi những lời qua tiếng lại từ nhiều phía nên bạn cần phải có tiếng nói, có những quyết định một là một hai là hai. Công việc sẽ không có hiệu quả và sớm thất bại nếu để định kiến, tình cảm cá nhân xen vào.

8. Làm việc nhóm
 

Khi bạn làm việc tại một công ty lớn và có chính sách nhân sự bài bản, việc đảm nhận tất cả các công việc trong công ty cùng một lúc là điều khá khó. Bạn chỉ có thể đảm nhận từng phần do khối lượng công việc quá nhiều.

tony-dzung-9-ky-nang-mem-bat-ky-nha-quan-ly-nhan-su-nao-cung-can-co

Chính vì vậy, để hoàn thành công việc, người quản lý nhân sự cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Người quản lý nhân sự cần dung hòa với tất cả mọi người và phối hợp thật tốt để công việc được tiến hành thuận lợi.

9. Khả năng đọc vị người đối diện
 

Người quản lý nhân sự phải có khả năng đọc vị người đối diện để mang về cho doanh nghiệp những ứng viên thật sự tài năng và nhiệt huyết. Với kỹ năng này, người quản lý nhân sự sẽ nắm bắt được tâm lý ứng viên, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Khả năng đọc vị người đối diện giúp người quản lý dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.

 

Nguồn: Tony Dzung

 
Bài viết liên quan
Bật mí 5 chiến lược quản lý nhân sự “oái oăm” của tập đoàn Google

Bật mí 5 chiến lược quản lý nhân sự “oái oăm” của tập đoàn Google

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP