Trước đây vẫn luôn cho rằng đường đời ngắn ngủi, phải kịp thời hưởng lạc, đừng để sau này phải hối tiếc vì phí hoài cuộc sống. Nhưng rồi mới phát hiện ra, những người chỉ ham muốn những thú vui tầm thường, sau này sẽ phải trả những cái giá cực đắt, suốt đời chỉ đi làm thuê cho người khác, mãi mãi chỉ đi xây dựng ước mơ cho người đời. 
Thiếu kỷ luật, có nghĩa là người đó đang tự bắt mình làm nô lệ cho dục vọng và sẽ mãi ở tầng đáy của xã hội. Để lên được tầng cao hơn, con người buộc phải tự kỷ luật chính bản thân mình.

Tony Dzung - Vì sao những người thành công luôn coi trọng tự giác và kỷ luật?

Bạn nhìn thấy người ta thành công hơn mình, ở điểm này điểm kia, bạn tự nhìn lại chính mình và than trời trách đất, trách ông trời sao bất công, cho người ta hơn bạn ở nhiều thứ. Rồi bạn chán ghét bản thân và rồi vẫn ngồi ấy khoang tay trách đất, rồi lại trách đời. Bạn đâu biết rằng:

  • Người ta học tập trong lúc bạn ngủ, chơi bời, café, trà sữa, hàng quán cùng đám bè của mình.
  • Người ta nỗ lực, cố gắng khép mình ăn uổng ngủ nghỉ, lại tập thể dục mỗi ngày còn bạn thì chỉ ăn, chơi và ngủ suốt ngày. 
  • Người ta lai lưng không ngại nắng, mưa để học tập, để giao lưu mở rộng mối quan hệ, trong khi bạn chỉ lo nghĩ hôm nay ăn gì, đi chơi gì, đi chơi với ai. 
  • Người ta biết mình là ai, biết mình muốn gì, lập mục tiêu, lập kế hoạch cho cuộc đời của chính họ. Còn bạn thì chẳng cần biết, cứ như con thuyền vô định, sóng xô đến đâu thì đến. 
  • Người ta biết nói không với những cuộc chơi mà người ta không muốn, và không đúng theo kế hoạch từ trước để học tập và làm việc. Còn bạn thì luôn “CÓ”, chỉ cần là ăn và chơi.

Bạn chê những người tự kỷ luật, là ép mình, là tự bó mình trong khuôn khổ, cuộc sống trôi qua vô vị và nhàm chán, chẳng bao giờ có tự do. Nhưng bạn đã lầm. Sự thật là người biết tự kỷ luật tự do hơn rất nhiều so với người không tự kỷ luật.

Nếu như bạn mải mê tùy ý ham muốn, lúc phải để tâm thì lo vui chơi, không biết tự nỗ lực, người khác chơi bạn cũng chơi, người khác nỗ lực bạn vẫn đang chơi, phóng túng bản thân, thì chính bạn mới là người không có sự lựa chọn.

Người càng tự kỷ luật càng hiểu rõ bản thân thực sự muốn điều gì, cho nên mới không thể đem thời gian và sức lực lãng phí một cách không có ý nghĩa trên sự việc, mà thực sự tận dụng từng li từng tí thời gian để giúp bản thân trưởng thành hơn, và thành công hơn. 
Một ngày, hai ngày có thể nhìn không ra, một tháng, hai tháng có lẽ vẫn chưa nhìn ra, nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, người tự kỷ luật và người không tự kỷ luật, rốt cuộc đi trên con đường khác nhau.

Cho đi và nhận lại vốn là quy luật của đất trời. Nếu biết kiên trì, tích lũy, kỷ luật bản thân, lượng đủ thì chất cũng sẽ đủ. Lúc đó những người kỷ luật họ sẽ đạt được ước mơ và mục tiêu của chính họ, tự do nó nằm ở chỗ này.

Hãy cứ nhìn vào những người ưu tú: Những người tự kỷ luật sẽ trở thành những người ưu tú, chứ không phải những người ưu tú mới có sự tự kỷ luật.

- Tác giả người Nhật Bản Haruki Murakami bắt đầu viết lách từ tuổi 30, đến nay đã sắp viết được 40 năm, sáng tác ra một lượng lớn tác phẩm kinh điển lại giá trị cao. Haruki Murakami có thói quen viết lách, mỗi ngày ông chỉ viết 4000 chữ, một trang giấy 400 chữ, mỗi ngày viết được 10 trang thì dừng lại.

Tony Dzung - Vì sao những người thành công luôn coi trọng tự giác và kỷ luật - Haruki Murakami
Tác giả người Nhật Bản Haruki Murakami


- Lý Gia Thành có thể thành công đến thế, vẫn kiên trì thói quen như trước, mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xem ti vi tiếng Anh, không chỉ xem, còn lớn tiếng đọc ra, sợ bản thân bị tụt hậu; mỗi ngày trước khi đi ngủ vẫn kiên trì đọc sách.

Tony Dzung - Vì sao những người thành công luôn coi trọng tự giác và kỷ luật - Lý Gia Thành
Tỷ phú Lý Gia Thành

- Bill Gates trong mấy mươi năm nay vẫn kiên trì mỗi tuần xem ít nhất hai quyển sách.

Tony Dzung - Vì sao những người thành công luôn coi trọng tự giác và kỷ luật - Bill Gates
Tỷ phú Bill Gates

KẾT LUẬN:

Nếu muốn thành công, bạn nên thôi chỉ nhìn vào thành công của người khác mà ghen tỵ, mà trách đời, hãy nhìn vào những nỗ lực, sự kỷ luật bản thân của chính họ.
Người thực sự có thể trông ra xa, trèo lên đỉnh cao, luôn luôn là người không hề mông lung, kiên trì mà tiến về phía trước. Mong rằng chúng ta thực sự trở thành người biết tự kỷ luật, đạt được cuộc sống chúng ta mong muốn. Đường đời không có con đường nào gần, nhưng mỗi bước bạn đi đều có ý nghĩa. Càng cố gắng, càng nỗ lực, càng tự kỷ luật, bạn sẽ càng ưu tú.


(Tham khảo Trí thức trẻ)

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP