082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Xiaomi Và Chiến Lược Marketing Vượt Trội

Xuất hiện từ năm 2014, hãng điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc có một bước phát triển thần kì, trở thành một trong những cái tên đứng đầu trong làng điện thoại thông minh. Vì sao Xiaomi có thể đạt được thành công này? Đâu là bí quyết chiến lược marketing của Xiaomi?
  • Xuất hiện từ năm 2014, hãng điện thoại thông minh Xiaomi của Trung Quốc có một bước phát triển thần kì, trở thành một trong những cái tên đứng đầu trong làng điện thoại thông minh. Vì sao Xiaomi có thể đạt được thành công này? Đâu là bí quyết chiến lược marketing của Xiaomi?

 

chiến lược marketing của xiaomi

Xiaomi (Tiểu Mễ) là một thương hiệu được nhiều người biết đến với cái tên “Apple của Trung Quốc” đã gia nhập thị trường Ấn Độ vào ngày 15 tháng 7 năm 2014 với việc bán độc quyền điện thoại thông minh Mi 3, kết hợp với thương hiệu công nghệ Ấn Độ Flipkart. Từ đó đến nay, Xiaomi đã trở thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất ở Ấn Độ, với 27,3% thị phần, xuất xưởng 11,7 triệu chiếc trong quý 3 năm 2018.

Trong gần bốn năm, công ty đã trở thành thương hiệu số một trong thị trường điện thoại thông minh nói chung của Ấn Độ, bỏ xa các đối thủ như Apple và Samsung. Thành công này của Xiaomi không chỉ toàn thuận lợi - tất nhiên, thương hiệu đã phải trải qua những khó khăn riêng trong hành trình của mình. Tuy nhiên, thương hiệu này đã biết cách vực dậy và tìm lại chỗ đứng của mình nhờ chiến lược marketing của Xiaomi. Hãy cùng xem chiến lược marketing của Xiaomi đã giúp thương hiệu này thâm nhập thị trường Ấn Độ và trở thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất như thế nào nhé.

 

1. Định giá làm nên tất cả

chiến lược marketing của xiaomi

Đứng đầu trong chiến lược marketing của Xiaomi đó là chiến lược định giá. Khách hàng châu Á nhạy cảm về giá cả và họ yêu thích những sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo, và đó là một điều mà chiến lược marketing của Xiaomi khá thuần thục.

Trong suốt những năm qua, các sản phẩm Trung Quốc được coi là sản phẩm chất lượng thấp cho đến khi Xiaomi tham gia thị trường và thay đổi cuộc chơi. Xiaomi ra mắt điện thoại thông minh với thông số kỹ thuật cao cấp với mức giá chỉ bằng một nửa so với các đối thủ cạnh tranh như Apple và Samsung. Bằng cách này, Xiaomi mang đến cho khách hàng một sản phẩm thay thế rõ ràng có chất lượng cao cấp, có thông số kỹ thuật tốt và rẻ hơn nhiều so với điện thoại Apple và Samsung mới nhất.

 

2. Lựa chọn chiến lược tiếp cận:

chiến lược marketing của xiaomi

Thành công lớn nhất trong chiến lược marketing của Xiaomi ở Ấn Độ đó là biết cách tiếp cận thị trường. Xiaomi đã dựa vào một vài yếu tố như tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người, tốc độ phát triển của thị trường điện thoại thông minh, số lượng người dùng internet hay sự phát triển của thị trường thương mại điện tử ở Ấn Độ để quyết định nước đi của mình.

Xiaomi đã ký hợp tác độc quyền với công ty thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ Flipkart, từ đó có thể bày ra một chiến lược marketing của Xiaomi và Flipkart phù hợp với thị trường Ấn Độ. Việc bán điện thoại trực tuyến đã giúp công ty tiếp cận với nhiều đối tượng hơn và cũng kiểm soát được chi phí, tăng thêm lợi thế cho họ.

 

3. Đấu trường Sinh tử và Chiến lược Marketing Bỏ đói

chiến lược marketing của xiaomi

Một trong những điểm sáng đặc biệt xuất sắc và là nước đi vượt bậc trong chiến lược marketing của Xiaomi đó chính là chiến lược marketing bỏ đói. Marketing bỏ đói là một chiến lược đánh vào sự thèm muốn của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm khan hiếm khó mua, kích thích trí tò mò và khiến người dùng càng mong muốn có được.

Xiaomi từng áp dụng chiến lược tiếp thị và thực hiện các đợt bán hàng chớp nhoáng để ra mắt mẫu máy mới, với việc bán hàng thường kết thúc trong vài giây sau khi mở bán. Khách hàng cần đăng ký để mua và Xiaomi chỉ cung cấp một số lượng thiết bị hạn chế mà có thể được bán hết trong vòng vài giây. Ví dụ, trong đợt giảm giá chớp nhoáng cho mẫu Redmi 1S vào tháng 9 năm 2014, khoảng 40.000 chiếc đã được bán hết chỉ trong 4,2 giây.

Chiến lược marketing của Xiaomi lần này không chỉ tạo ra cảm giác rằng điện thoại của họ là một món hàng xa xỉ khan hiếm mà còn khiến khách hàng tò mò về sản phẩm, từ đó thúc đẩy mua hàng trong đợt bán hàng tiếp theo.

 

4. Bán hàng ngoại tuyển:

chiến lược marketing của xiaomi

Với việc chỉ 1/3 doanh số điện thoại thông minh ở Ấn Độ diễn ra trực tuyến, chiến lược marketing của Xiaomi cần phải tập trung vào thị trường mua sắm trực tiếp để phát triển bền vững. Mở những chuỗi cửa hàng là một trong những quyết định quan trọng đem lại thành công của chiến lược marketing của Xiaomi.

Xiaomi đã sử dụng chiến lược ba mũi nhọn để xây dựng hoạt động kinh doanh qua các nhà bán lẻ, cửa hàng Mi Preferred Partner và cửa hàng Mi Home của riêng mình. Các cửa hàng Mi Preferred Partner là những cửa hàng bán lẻ đa thương hiệu với thương hiệu chính là Xiaomi. Mặc dù các cửa hàng này có bán thiết bị từ các thương hiệu khác, nhưng chúng có vai trò trở thành tiền đồn cho Xiaomi.

 

Bằng cách nắm vững và duy trì Ấn Độ là thị trường chính của mình, Xiaomi đã đặt mục tiêu chiếm thị phần lớn nhất tại quốc gia này trong vòng 3-5 năm tới. Với chiến lược marketing của Xiaomi được thực hiện bài bản như hiện tại, chúng ta chắc chắn sẽ thấy Xiaomi thách thức Apple và Samsung trong thời gian tới. Để tìm hiểu thêm về chiến lược marketing của Xiaomi nói riêng và chiến lược marketing nói chung, hãy tham khảo khóa học về marketing của Tony Dzung nhé.