Doanh nghiệp có thể tồn tại được hay không khi không có bất cứ mối quan hệ làm ăn nào? Rất nhiều doanh nhân khi đã đứng ở vị trí cao có suy nghĩ rằng mình không cần phải “kết bạn” với bất kì ai nữa. Đó là cách nghĩ không đúng. Trong kinh doanh, mạng lưới quan hệ xã hội càng rộng, bạn càng dễ dàng phát triển. Đặc biệt, công ty của bạn đang là một startup non trẻ.
1. Tạo dựng mối quan hệ xã hội rất quan trọng
Mối quan hệ xã hội trong công việc làm ăn kinh doanh không đơn thuần là bạn bè chơi cho vui. Nếu như trong tình bạn, bạn sẽ lựa chọn những người cùng sở thích, cùng tính cách là có thể kết thân thì trong kinh doanh mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng những con người cùng chí hướng, cùng lý tưởng, cùng đam mê, có thể học hỏi được từ nhau, có thể đưa tay ra giúp đỡ nhau khi khó khăn.
Có 2 mối quan hệ mà trong kinh doanh cần phải tập trung đó là: mối quan hệ với đối tác, khách hàng và mối quan hệ với nhà đầu tư. Chúng đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định vị trí của bạn ở đâu trên thương trường. Nếu bạn có khả năng xây dựng mối quan hệ với những đối tác cấp cao hơn mình, bạn càng có lợi. Họ sẽ như người cố vấn đưa ra cho bạn những lời khuyên để quyết định đúng đắn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
2. Hãy đi thật nhiều
Làm thế nào để có thể xây dựng được mối quan hệ xã hội? Bạn phải đi thật nhiều để gặp gỡ để tiếp cận. Ban đầu có thể sẽ rất khó khăn bởi tạo dựng được mối quan hệ không hề dễ dàng, trong kinh doanh lại càng không dễ. Tiếp xúc với một người ở cấp bậc cao hơn bạn sẽ cảm thấy mình thật “nhỏ bé”. Nhưng họ chính là người mang đến cho bạn nhiều cơ hội, mang đến cho bạn những kiến thức và kỹ năng tìm kiếm trong sách vở chưa chắc có.
Thông qua việc xây dựng mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống của bạn cũng được nâng cao. Đó cũng chính là những chiếc chìa khóa mà các nhà lãnh đạo thành công cần phải có.
3. Tiếp cận theo nhiều cách
Với những đối tượng khác nhau, bạn cần phải có những cách tiếp cận khác nhau và không phải ai bạn cũng chọn để tạo dựng mối quan hệ. Điều đó chỉ làm tốn thời gian của bạn cũng như thời gian của doanh nghiệp khởi nghiệp. Sắp xếp tất cả các đối tượng vào chung một nhóm. Đó là điều không nên làm và là sai lầm nhiều doanh nhân gặp phải. Tất cả những người bạn gặp không cần cùng sự chú ý từ bạn — và cách tương tác cũng như nuôi dưỡng những mối quan hệ đó không nên giống nhau trong mọi trường hợp.
4. Phân chia các mối quan hệ
Trong quan hệ kinh doanh, nên chia thành 3 loại người chính đó là người ủng hộ, người giúp đỡ, người ẩn tích. Họ đều là những người bạn nên dành thời gian để kết thân.
- Người ủng hộ
Đây là những người đặt cược sự uy tín của họ bằng cách giới thiệu và ủng hộ bạn. Họ cũng có thể đặt cược khả năng tài chính của họ bằng cách đầu tư vào bạn và ý tưởng của bạn. Không cần phải nói nhiều, những mối quan hệ này sẽ là những bệ phóng dẫn đến thành công và cá nhân tôi dành 90% thời gian quan hệ xã hội của mình để quản lý và phát triển những mối quan hệ này. Điều này không có nghĩa họ là những người bạn thân nhất. Nhưng bạn nên thông báo và cập nhật thông tin liên tục để họ giữ bạn trong tâm trí.
- Người giúp đỡ
Người giúp đỡ đơn thuần là người cho bạn những lời khuyên đúng đắn và đúng thời điểm. Để đưa ra được những lời khuyên như vậy, họ phải là người có tâm và có tầm. Bình thường bạn sẽ không cảm nhận được giá trị của họ nhưng trong lúc khó khăn, bạn mới thực sự thấy tầm quan trọng của họ là như thế nào.
- Người ẩn tích
Bất kể bạn có cẩn thận tới đâu trong những mối quan hệ mà bạn xây dựng, phần cuối cùng trong mạng lưới xã hội của bất kì doanh nhân nào cũng được tạo nên bởi những người ẩn tích. Đây là những người thấy bạn làm việc, nhưng sẽ không giúp đỡ bạn. Đây là những nhà đầu tư liên tục từ chối mà không cho bạn lý do cụ thể, những người bạn nghĩ là bạn của mình nhưng lại không bao giờ chịu ló dạng để ủng hộ những điều bạn thực hiện. Với những người này, bạn phải cẩn thận. Phần lớn thì chúng rất nguy hiểm và sẽ bòn rút cả thời gian lẫn năng lượng của bạn. Tuy vậy, chúng ta vẫn rất dễ bị cuốn vào việc tương tác với họ mặc dù chúng ta biết là không nên.
Tạo dựng mối quan hệ là vô cùng quan trọng trong công việc làm ăn và trong giai đoạn khởi nghiệp nó càng cần thiết. Nhà lãnh đạo có tài giỏi đến đâu cũng không được ai nghe tên và biết đến nếu không có những mối quan hệ xã hội. Từ đây, bản thân doanh nhân cũng có thể nhận ra mình thiếu khuyết điểm gì và mình cần phải học hỏi những gì để lấp đầy khoảng trống đó.