082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Nhận diện những nhân viên không thể gắn bó lâu dài với công ty

Sự gắn bó lâu dài với công ty giúp các doanh nghiệp có một lộ trình làm việc thống nhất đỡ mất nhiều thời gian tuyển dụng và thời gian đào tạo cho các thành viên mới. Muốn họ gắn bó đòi hỏi các nhà quản trị nhân sự phải có những con bài “níu giữ” họ nhưng khi bạn nhận thấy rằng họ không còn muốn gắn bó với công ty nữa hãy để họ đi. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nhân viên đang chán nản công ty và không muốn gắn bó lâu dài với công ty.

Sự gắn bó lâu dài với công ty giúp các doanh nghiệp có một lộ trình làm việc thống nhất đỡ mất nhiều thời gian tuyển dụng và thời gian đào tạo cho các thành viên mới. Muốn họ gắn bó đòi hỏi các nhà quản trị nhân sự phải có những con bài “níu giữ” họ nhưng khi bạn nhận thấy rằng họ không còn muốn gắn bó với công ty nữa hãy để họ đi. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nhân viên đang chán nản công ty và không muốn gắn bó lâu dài với công ty.

1. “Sao việc nhiều thế? Tại sao tôi phải làm…?”
 

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhân viên đã chán nản với công việc của chính mình là họ không ngừng kêu ca và đổ lỗi cho cái nọ cái kia. Họ cảm thấy bản thân mình không cần có trách nhiệm với những công việc được giao bởi công việc là công việc của chung họ chỉ làm cho xong nhiệm vụ của họ.

Trường hợp này thường gặp ở những nhân viên làm việc kém hiệu quả vì không đạt hiệu quả nên họ không ngừng kêu than, đổ lỗi. Nhà quản trị nhân sự nên chú ý đến những nhân viên này bởi họ rất có thể mang “virus” lây truyền cho các nhân viên khác. Đặc biệt đối với các công việc đội nhóm, họ sẽ làm giảm năng suất lao động của cả team và kéo theo cả team là sự chậm trễ và chán nản.

2. “Tôi nghĩ vấn đề này là do…”
 

Người ta vẫn cho rằng, người giỏi sẽ luôn biết cách nhìn nhận những khuyết điểm và sai lầm của mình để sửa sai còn người kém cỏi thì luôn tìm cách bào chữa và đổ lỗi cho các sai lầm chính mình gây ra. Cách nghĩ đó không sai, thay vì nhận trách nhiệm về mình, nhân viên thường đổ lỗi cho hoàn cảnh để bào chữa hay ngụy biện cho sai lầm của mình. Thậm chí, nếu có cơ hội họ sẵn sàng đổ lỗi cho người khác gánh trách nhiệm thay mình. Đối với những nhân viên như vậy, họ sẽ không thể gắn bó lâu dài với công ty và hãy để họ đi đừng giữ họ ở lại.

3. “Tại sao tôi phải giúp anh/chị ấy làm điều này?”
 

Khi làm việc tại một công ty không ai là làm việc độc lập, riêng lẻ cả. Tất cả mọi người làm việc đều có sự liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhau. Công việc của người này là để giúp công việc của người kia được hoàn thành và ngược lại. Họ cũng phải làm rất nhiều các công việc liên quan đến các team, nhóm. Một dự án hay một công việc mới bắt đầu, điều mà các nhà quản lý muốn là nhận được sự nhiệt tình và chủ động của nhân viên. Tuy nhiên, không phải nhân viên  nào cũng có thể làm được điều đó. Vẫn là vấn đề “trách nhiệm công việc” họ không muốn làm bất cứ một việc gì mà họ cho rằng chẳng liên quan gì đến họ. Trong đầu họ là sự chán nản với công việc, làm việc cho đủ ngày đủ tháng để lấy công chứ không xác định một mục tiêu cụ thể rõ ràng nào đối với công việc. Những nhân viên này nhà quản trị cũng chẳng nên giữ lại công ty làm gì cho mất thời gian và tiền bạc của công ty.

tony-dzung-quan-tri-nhan-su-nhan-dien-nhung-nhan-vien-khong-the-gan-bo-lau-dai-voi-cong-ty

4. “Bạn đã nghe chuyện về chị A, anh B chưa?”
 

Đây thuộc kiểu nhân viên thích “buôn dưa lê bán dưa chuột” thích tạo thị phi trong công ty. Việc “buôn dưa” quá nhiều trong giờ làm việc không chỉ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc mà nó còn tạo một văn hóa xấu tại doanh nghiệp. Không một ai muốn câu chuyện của mình được mang ra làm chủ đề cho sự tán gẫu, cũng không ai muốn mình trở thành trung tâm của những cuộc “vui”. Điều này rất dễ tạo ra những mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong công ty khiến các thành viên làm việc trong sự không thoải mái, “bằng mặt nhưng không bằng lòng” dẫn đến kể cả những người giỏi họ cũng nhanh chóng chán nản công ty và bỏ đi.

5.  “Tôi chỉ làm những công việc được giao”
 

Hãy nhớ rằng những nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty bản thân họ đã có một lộ trình thăng tiến. Họ sẽ không ngừng trau dồi bản thân để học tập và sáng tạo không ngừng. Họ sẽ không can tâm chịu ngồi yên một vị trí và giữ mãi một vai trò. Do vậy, họ chẳng ngần ngại việc làm thêm ngoài giờ, chẳng ngại việc phải làm cả những công việc họ không được giao. Và đặc biệt họ luôn chủ động đưa ra sáng kiến và ý tưởng mới đóng góp cho công ty. Ngược lại, những nhân sự “tôi chỉ làm những công việc được giao” họ hoàn toàn bị động với những công việc mình được giao. Đối với họ, hoàn thành công việc của mình đã là xuất sắc lắm rồi, còn đâu thời gian để đưa những ý tưởng khác.  Những nhân viên ngại tìm kiếm và học hỏi sẽ gây trì trệ và sự thiếu năng động cho cả tập thể trong mọi tình huống.

tony-dzung-quan-tri-nhan-su-nhan-dien-nhung-nhan-vien-khong-the-gan-bo-lau-dai-voi-cong-ty

6. “Sự thật là tôi đã làm điều này…”
 

Những lời đồn đoán và những câu chuyện sai sự thật sẽ gây hoang mang và ảnh hưởng tinh thần của các nhân viên. Không ai muốn tuyển dụng hay giữ chân một người mang bản thân họ không trung thực, luôn đưa ra những thứ sai sự thật để nói với đồng nghiệp và lãnh đạo. Việc truyền bá những câu chuyện, tin đồn hành lang kém chính xác và sai sự thật sẽ vô cùng nguy hiểm cho một tập thể. Nếu gặp phải kiểu nhân viên này chẳng dại gì mà giữ lại công ty.

Với 6 kiểu nhân viên trên họ sẽ không đủ “xứng đáng” để các nhà quản trị nhân sự giữ lại làm việc tại công ty và khi tuyển dụng nếu gặp phải những người này, bạn cũng cần phải tránh xa.