082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Những người sếp cô đơn và câu chuyện 3 chữ “T” tạo nên một người lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo sẽ có “đế chế” của riêng mình - “nói có người nghe đe có người sợ”. Ai cũng mong muốn được đứng ở vị trí cao nhất nhưng vị trí cao nhất đồng nghĩa với vị trí duy nhất cũng là vị trí của sự cô đơn. Nếu đang là một nhà lãnh đạo bạn sẽ hiểu rất rõ điều này, còn nếu bạn đang chỉ là một nhân viên thì hãy quan sát vì sao trong mọi cuộc vui của nhân viên sếp lại luôn mặc định bị gạt ra? Trở thành người duy nhất là bạn phải đánh đổi một số thứ khác người bình thường.

Một nhà lãnh đạo sẽ có “đế chế” của riêng mình - “nói có người nghe đe có người sợ”. Ai cũng mong muốn được đứng ở vị trí cao nhất nhưng vị trí cao nhất đồng nghĩa với vị trí duy nhất cũng là vị trí của sự cô đơn. Nếu đang là một nhà lãnh đạo bạn sẽ hiểu rất rõ điều này, còn nếu bạn đang chỉ là một nhân viên thì hãy quan sát vì sao trong mọi cuộc vui của nhân viên sếp lại luôn mặc định bị gạt ra? Trở thành người duy nhất là bạn phải đánh đổi một số thứ khác người bình thường.

“Tâm, Tài, Tầm” là 3 từ khóa tạo nên một người lãnh đạo xuất chúng có phẩm chất tốt và có tài năng hơn người. Ai cũng mong muốn hoàn thiện bản thân bởi 3 yếu tố này nhưng khi bản thân hoàn hảo cũng là lúc họ “cô đơn”trong chính đế chế mình xây dựng. Người ta vẫn nói đùa với nhau: “Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi”. Đó là cuộc sống. Trong thế giới làm ăn, kinh doanh cũng như vậy.

1. Tâm
 

Để trở thành một người lãnh đạo đầu tiên phải có “tâm”. Tâm ở đây không chỉ là hướng thiện, làm những việc tốt. những ý tưởng cao cả, những mục tiêu nhằm xây dựng lợi ích cộng đồng, không vì lợi cá nhân mà mang hại cho người khác,… tâm ở đây còn là sự công tâm. “Công tâm” trong công việc với nhân viên và những người dưới quyền của mình.

Lãnh đạo doanh nghiệp không quyết mọi việc bằng “con tim” mà bằng “lý trí”. Không để tình cảm cá nhân xen lẫn vào trong công việc. Có thể đứng trên rất nhiều người, bạn không thể quan tâm đến từng nhân viên nhưng sự công tâm của bạn sẽ được chính họ nhìn nhận thấy bằng việc “thưởng, phạt công bằng”. Nhân viên làm việc tốt sẽ được khen thưởng, nhân viên vi phạm kỷ luật sẽ phải chịu những mức phạt thích đáng.

Nói đến đây, bạn sẽ thắc mắc vì sao “tâm” lại khiến người lãnh đạo cô đơn. Thực tế cho thấy, ai cũng kêu gọi sự công bằng nhưng ai cũng mong muốn mình được nhiều hơn người khác. “Muốn” của con người không bao giờ là đủ.

tony-dzung-nhung-nguoi-sep-co-don-va-cau-chuyen-3-chu-“t”-tao-nen-mot-nguoi-lanh-dao

2. Tài
 

Để lãnh đạo nhiều người nếu không có tài, bạn sẽ chẳng thể nói được ai. Nhân viên sẽ không tôn trọng sếp, không tin tưởng sếp. Nhưng chữ “tài”cũng là nguyên nhân gây ra sự cô đơn của sếp. Bởi không phải ai cũng nhìn nhận cái tài một cách tích cực. Người ta luôn nhìn nhận cái xấu và nhớ đến nhiều hơn cái tốt đẹp. Cho dù người sếp ấy có giỏi giang đến đâu, khi nhân viên của anh ta được hỏi: “Sếp bạn là người như thế nào?” Sẽ rất nhiều nhân viên trả lời bằng câu: “Sếp của tôi rất tốt nhưng…. Một người chưa chắc đã có thể làm hài lòng được một người nên không có cách nào giúp nhà lãnh đạo có thể làm hài lòng được tất cả nhân viên.

3. Tầm
 

Người đứng trên cao chắc chắn có tầm nhìn  xa và rộng hơn người bình thường. Và điều hiển nhiên, lãnh đạo có tầm nhìn khác xa so với nhân viên. Đặt 2 tầm nhìn khác nhau để có thể nói chuyện và trao đổi với nhau thật sự rất khó. Đó là lý do tại sao không ít nhân viên cảm thấy khó chịu khi ý kiến mình cho là đột phá nói với sếp lại bị “out” ngay.

Sếp thường nhìn nhận và ra quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố chứ không đơn giản chỉ là vấn đề cảm xúc quý người này ghét người kia. Còn nhân viên những người “yếu đuối” về mặt tâm lý thường bị cảm xúc chi phối và cảm thấy “tự ái’ nếu như ý kiến của mình không được sếp nhìn nhận, đánh giá. “Tầm” của sếp rất dễ cô đơn. Khi nhân viên thiếu hụt về mặt thông tin, kiến thức sẽ rất ít lãnh đạo có thời gian để giải thích cặn kẽ.

“Đế chế” là do người lãnh đạo xây dựng lên, do đó không lãnh đạo nào muốn nó sụp đổ trong tay mình. Chủ doanh nghiệp chính là người đứng sau thúc đẩy tổ chức tiến lên dù phải đóng vai ác họ vẫn phải chấp nhận. Họ chấp nhận sự cô đơn, chấp nhận những điều người khác đánh giá sai hoặc không hay về họ. Chỉ có thời gian minh chứng và trả lời lãnh đạo thực sự “tâm, tài, tầm” bằng việc tổ chức đi đến đâu và đi được bao xa. Một người lãnh đạo như vậy có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp, cách suy nghĩ của nhân viên – những người ngày hôm nay vẫn nghĩ rằng ông sếp của mình thật “dở hơi”.