Nhiệm vụ của nhà quản trị nhân sự là gắn kết được nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhà quản lý và nhân viên với nhân viên. Muốn làm được điều đó giữa nhà quản lý và nhân viên cần có sự đồng cảm, sự tin tưởng và sự gắn bó. Chìa khóa giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ của mình chính là nghệ thuật lắng nghe.
1. Tại sao nhà quản trị nhân sự nên lắng nghe?
Có rất nhiều cuốn sách dạy về quản trị nhân sự sẽ cho bạn biết nghệ thuật lắng nghe nhân viên quan trọng như thế nào và dưới đây là một số những lý do tại sao lắng nghe nhân viên lại mang lại những ý nghĩa kinh doanh tốt hơn.
Thứ nhất, lắng nghe nhân viên để hiểu được bản thân họ đang gặp phải những vấn đề gì để bạn có thể tìm ra cách giải quyết kịp thời cho họ. Nếu như nhân viên của bạn đang phải đối mặt với căng thẳng hay gặp những khó khăn trong lĩnh vực nào đó hãy chủ động tìm cho họ các giải pháp tích cực đưa họ ra khỏi “vũng lầy”.
Thứ hai, lắng nghe nhân viên giúp nhà quản trị nhân sự không bỏ lỡ những sáng kiến hay ý tưởng sáng tạo nào của nhân viên. Khi nhân viên được lắng nghe, họ sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị. Từ đó kích thích nhân viên nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn, đóng góp cho công ty nhiều hơn.
Thứ ba, việc lắng nghe và phản hồi lại những ý kiến của nhân viên khiến chính bản thân người quản trị và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Khi đặt mình vào vị trí của nhân viên, bạn sẽ hiểu được suy nghĩ và mong muốn của họ.
Hãy luôn nhớ rằng, nguồn đầu tư mang lợi nhuận nhiều nhất của doanh nghiệp đến từ nguồn nhân lực – chính là con người. Không có cỗ máy nào có thể hoạt động và làm việc tốt thay thế bộ óc con người. Do vậy, nên lắng nghe để hiểu nhân viên, giải quyết những vướng mắc họ đang gặp phải và đáp ứng những nhu cầu thích đáng mà họ mong muốn.
2. Nhà quản trị nhân sự tài ba phải biết lắng nghe nhân viên
Trong bất cứ mô hình kinh doanh nào, nhân viên cũng có những ý kiến của riêng mình, ý kiến đó có thể là hài lòng hoặc không hài lòng về một vấn đề của công ty. Nhà quản lý cần phải chọn lọc những góp ý mang tính xây dựng và loại bỏ những góp ý mang tính tiêu cực của nhân viên để có những giải pháp cải thiện công ty tốt hơn.
Nhân viên muốn lắng nghe, bạn hãy cứ lắng nghe họ còn quyết định giải quyết ra sao vẫn phụ thuộc vào bạn. Việc lắng nghe như cách bạn chăm lo nhân viên để họ cảm thấy mình được đồng cảm. được sẻ chia. Đó cũng là một trong những cách giúp nhân viên muốn gắn bó lâu dài với công ty – bản thân họ được quyền nói và lời nói của họ được tiếp thu và lắng nghe.
Tất cả chúng ta đều biết tỷ lệ giữ chân nhân tài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy, nhà quản trị nhân sự có thể làm gì để trở nên tốt hơn trong việc lắng nghe?
3. Khi nào nhà quản trị nhân sự cần lên tiếng?
Lắng nghe thôi chưa đủ, mục tiêu cuối cùng của việc lắng nghe nhân viên chính là đưa ra họ những cách giải quyết phù hợp. Sẽ chẳng có kết quả nào hay sự thành đổi nào nếu bạn lắng nghe xong rồi bỏ đấy. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách lựa chọn vấn đề giải quyết và giải quyết triệt để, hiệu quả.
Thông qua việc lắng nghe, bạn cũng có thể cải thiện phúc lợi nhân viên tốt hơn khi đã hiểu được những hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ý kiến và các đòi hỏi của nhân viên bạn đều có thể đáp ứng và thực hiện. Nếu như vậy, nhân viên là người quản lý bạn chứ không phải bạn là người quản lý họ. Những ý kiến tích cực mang tính xây dựng và đảm bảo lợi ích của công ty nên được tiếp thu còn những ý kiến mang tính cá nhân vì lợi ích cá nhân thì bạn nên ngồi lại nói chuyện trực tiếp với nhân viên đó.
Để trở thành một nhà quản trị nhân sự thành công trước hết bạn phải bạn biết chọn lọc thông tin trước khi đưa ra những kế hoạch nhằm giải quyết chúng. Nhà quản lý đóng vai trò như một bác sĩ tâm lý đưa ra cho khách hàng những lời khuyên tốt nhất mà vẫn đảm bảo được lợi ích của chính mình.