082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Người chăn cừu và bài học về nghệ thuật lãnh đạo

Là một nhà lãnh đạo thành công, bạn phải tạo dựng được niềm tin cho nhân viên cấp dưới bằng năng lực và nghệ thuật lãnh đạo của mình. Người ta vẫn thường so sánh lãnh đạo giống như một người chăn cừu bởi giữa 2 người họ có những đặc điểm tương đồng.

Là một nhà lãnh đạo thành công, bạn phải tạo dựng được niềm tin cho nhân viên cấp dưới bằng năng lực và nghệ thuật lãnh đạo của mình. Người ta vẫn thường so sánh lãnh đạo giống như một người chăn cừu bởi giữa 2 người họ có những đặc điểm tương đồng.

1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn

 

Người chăn cừu nhận ra rằng, những con cừu đều có những đặc điểm tính cách khác nhau và không phải lúc nào chúng cũng nghe theo lời của anh. Anh ta hiểu rằng, đàn cừu không phải nói sẽ nghe, bảo sẽ làm và trách nhiệm của anh là phải tự xử lý và tìm cách để đưa chúng theo một khuôn khổ và quan tâm chăm sóc để trở nên thân quen với chúng. Khi thân quen và có một “thói quen” nhất định hàng ngày mà anh ta đã rèn giũa cho nó thì việc “bảo” nó nghe lời trở nên đơn giản hơn.

Trong công việc, nhà lãnh đạo cũng như một người chăn cừu chỉ khác là địa bàn họ hoạt động là ở chốn công sở và đàn cừu chính là nhân viên của họ. Môi trường công sở phức tạp, đa dạng tính cách đa dạng kiểu người, không phải cứ bắt nhân viên theo ý mình là sẽ được. Tuỳ từng đối tượng, tùy từng vị trí làm việc nhà lãnh đạo phải xây dựng một bản “nội quy” phù hợp với họ để họ thực hiện theo. Hãy khôn khéo thu phục nhân viên theo nghệ thuật lãnh đạo của riêng mình để họ không cảm thấy họ đang bị gò bó cũng không bị ép buộc mà tất cả những điều họ làm là tự nguyện.

2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu
 

Đó là bản năng hết sức tự nhiên của loài vật khi chúng đã quen thuộc với giọng nói của chủ, gọi chúng sẽ ra, chủ đi thì chúng cũng đi theo. Có thể là chúng đã có sự tin tưởng nhất định đối với chủ để có một phản xạ như vậy. Lòng tin chính là sự phát triển mạnh mẽ từ những thói quen có được từ mối quan hệ tốt đẹp.

tony-dzung-nguoi-chan-cuu-va-bai-hoc-ve-nghe-thuat-lanh-dao

Nhà lãnh đạo tạo dựng được niềm tin cho nhân viên, nhân viên cũng sẽ nghe theo họ, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Niềm tin gắn liền giữa lời nói và hành động, 2 cái đó phải đi liền với nhau. Người ta cho rằng, sự thân thiết rất dễ dẫn đến sự bất tuân lệnh nhưng cũng có thể ngược lại. Khi đủ tin tưởng nhau mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn và nghe hay không nghe cuối cùng vẫn sẽ đạt được những mục tiêu.

3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con một
 

Loài vật thường rất khó nhận biết giữa con này với con kia  nhưng đối với một người chủ đủ thân thiết, chịu quan sát và tinh tế họ vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt giữa các con vật của mình. Người chăn cừu sẽ sử dụng một hệ thống âm thanh có thể là tiếng huýt sáo, có thể là tiếng gõ lách cách hay huýt gió để gọi các con cừu trong đàn. Những âm thanh đó có thể khác biệt cho từng con cừu và phản xạ của nó là nhận ra âm thanh nào là gọi mình để nhận ra và phản hồi theo âm thanh riêng biệt đó.

Trong công việc kinh doanh, đừng bao giờ đổ lỗi cho việc công ty có quá nhiều nhân viên và nhà lãnh đạo không thể nhớ tên thậm chí không nhớ mặt các nhân viên của mình. Những sự quan tâm và gần gũi từ nhà lãnh đạo luôn được nhân viên đón nhận và trở thành động lực thúc đẩy họ làm việc. Khi nhà lãnh đạo nhớ đến tên của họ, nhớ họ làm ở vị trí nào và công việc ra sao, bản thân họ sẽ cảm thấy mình đóng góp một phần cho công ty và công ty cũng đang nhìn nhận mình.

Nghệ thuật lãnh đạo được thể hiện từ những cử chỉ nhỏ nhưng chân thành ví dụ như: khen họ làm việc tốt hay động viên họ cố gắng. Những điều đó đủ để cho mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trở nên tốt đẹp. Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo chính là chìa khóa để mở ra thành công. Không có nhân viên nào không cần lãnh đạo mà có thể giỏi giang và phát triển cũng không có lãnh đạo nào không cần nhân viên mà có thể xây dựng lên được công ty. Và không có một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở bên cạnh những con cừu.

4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời cũng tránh xa những nguy hiểm

Trong bất cứ trường hợp nào, người chăn cừu cũng có vai trò là người dẫn dắt. Họ không muốn bất cứ con cừu nào của mình gặp nguy hiểm và họ luôn tìm kiếm những chỗ an toàn nhất cho chúng. Đàn cừu gặp nguy hiểm cũng chính là lúc người chăn cừu cũng có thể gặp nguy hiểm. Đặc biệt nếu trong hoàn cảnh anh ta chưa sẵn sàng đương đầu thì việc đàn cừu gặp nguy sẽ gây không ít khó khăn cho người chăn cừu.

tony-dzung-nguoi-chan-cuu-va-bai-hoc-ve-nghe-thuat-lanh-dao

Trong công việc kinh doanh, nhà lãnh đạo cũng luôn dẫn dắt nhân viên của mình đến những nơi an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho họ nhất. Lợi ích của nhân viên cũng chính là lợi ích của công ty. Nhà lãnh đạo cần có những dự đoán và nhận diện khả năng rủi ro và biết cách phòng tránh chúng.

5. Sự khác biệt giữa đôi tay làm thuê và người chăn cừu

 

Những người làm thuê họ chỉ nghĩ làm thế nào để hoàn thành công việc, hoàn thành trách nhiệm và có tiền công, những thứ khác họ không quan tâm. Còn những người làm chủ thật sự, họ dành tình yêu và sự đam mê cho công việc của mình. Điều này thể hiện mối quan hệ lâu bền và xuyên suốt chứ không phải “nhiệm vụ” hôm nay, ngày mai không còn ý nghĩa gì.

Trong công việc, nhà lãnh đạo cũng như một nhà chăn cừu việc của anh không đơn thuần chỉ là thuê nhân viên về làm làm công ăn lương mà còn phải xây dựng cho họ một nền tảng tốt để họ gắn bó lâu dài với công ty. Bằng chính sự tin tưởng, có trách nhiệm và luôn quan tâm nhân viên, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo sẽ trở nên thân thiết và gắn bó. Lãnh đạo muốn nhân viên cống hiến và đóng góp cho công ty và nhân viên muốn lãnh đạo dìu dắt và cho họ hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp. Đó chính là nghệ thuật lãnh đạo.