082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Muốn tìm nhân viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn nhà quản lý hãy hỏi 4 câu sau

Người tài giỏi đi kèm với họ là sự tự tin nhưng nếu tự tin quá mức sẽ thành tự kiêu. Mục tiêu của nhà quản lý hiện đại là tìm kiếm những ứng viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn để về giúp đỡ công ty họ không chỉ phát triển hôm nay mà còn ngày hôm sau phải lớn mạnh hơn. Dưới đây là 4 câu hỏi các nhà quản lý nên hỏi trong buổi phỏng vấn tìm ứng viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn bạn có thể tham khảo.

Người tài giỏi đi kèm với họ là sự tự tin nhưng nếu tự tin quá mức sẽ thành tự kiêu. Mục tiêu của nhà quản lý hiện đại là tìm kiếm những ứng viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn để về giúp đỡ công ty họ không chỉ phát triển hôm nay mà còn ngày hôm sau phải lớn mạnh hơn. Dưới đây là 4 câu hỏi các nhà quản lý nên hỏi trong buổi phỏng vấn tìm ứng viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn bạn có thể tham khảo.

1. 3 người sếp gần đây nhất đánh giá hiệu quả công việc của bạn như thế nào?
 

Đây là câu hỏi vừa có thể tìm hiểu được trình độ, kỹ năng của ứng viên ở mức độ nào vừa đánh giá được thái độ trung thực của ứng viên. Sau khi ứng viên đưa ra 3 mức đánh giá công việc, hãy đề nghị họ rằng hãy chia sẻ rõ ràng hơn về từng mức điểm đánh giá.

Qua cách ứng viên trình bày về công việc quá khứ bạn cũng có thể đánh giá được họ là người như thế nào? Có tôn trọng sếp cũ hay không hay có công bằng, trung thực với chính bản thân mình khi kể lại chuyện quá khứ hay không? Nếu ứng viên nào có cách nhìn tiêu cực về công ty cũ thì bạn cũng nên xem xét. Bởi có thể một ngày nào đó khi họ rời bỏ công ty, họ cũng sẽ ngồi tại một nơi nào đó và “kể xấu” công ty của bạn.

Những nhân viên giỏi họ sẽ rất khôn khéo trong cách ứng xử trước mặt công ty mới và cũ và họ thường là những người chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm của người khác. Nhà quản lý cũng dễ dàng có những cách để tìm hiểu xem những thông tin họ cung cấp có đúng sự thật hay không.

2. Trong quá khứ bạn đã mắc phải những sai lầm nào khiến bạn “thất bại”?
 

Nên nhớ rằng những người tài giỏi họ sẽ không ngần ngại nói ra những thất bại của họ trong quá khứ. Vì họ cho rằng, những “thất bại’ đó không có gì đáng xấu hổ. Sau những thất bại họ rút ra được những bài học quý giá và từ những bài học đó mới có họ ngày hôm nay.

tony-dzung-muon-tim-nhan-vien-vua-tai-gioi-vua-khiem-ton-nha-quan-ly-hay-hoi-4-cau-sau

Đặc biệt khi hỏi câu hỏi này nhà quản lý sẽ đánh giá được ứng viên có trách nhiệm với công việc hay không và khả năng làm việc nhóm của họ có tốt hay không? Thông thường, những ứng viên bình thường hoặc những ứng viên có năng lực “yếu” họ thường kể ra một vài sai lầm trong quá khứ khiến họ thất bại nhưng họ lại cho rằng nguyên nhân của sự thất bại đó không phải là do họ. Họ thường có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh và đổ lỗi cho người khác. Đối với các ứng viên như vậy, đừng ngại từ chối tiếp nhận. Bởi bản thân họ đã chối bỏ những trách nhiệm trong quá khứ thì bạn sẽ không biết chắc rằng khi gia nhập công ty của bạn họ không làm như vậy.

3. “Nếu được quay lại quá khứ bạn muốn thay đổi điều gì?”
 

Đây chính là câu hỏi để thử xem ứng viên  có đang hài lòng với những thứ ở hiện tại và họ có đang muốn phấn đấu, nỗ lực để đi đến một vị trí cao hơn trong tương lai hay không? Rất nhiều ứng viên sẽ trả lời câu hỏi này như sau:

“Tôi hài lòng với những gì tôi đang có. Những thứ quá khứ đã qua thì không nên nhắc lại và hối tiếc. Vì hối tiếc cũng không thể thay đổi được. Việc của tôi là làm tốt những công việc hiện tại để tương lai sẽ không phải ngồi hối tiếc quá khứ”.

Có những ứng viên sẽ trả lời:

“Nếu được quay lại quá khứ  tôi sẽ thay đổi bản thân nhiều hơn, dành nhiều thời gian nỗ lực làm việc, nỗ lực phấn đấu, sửa chữa những sai lầm để ngày hôm nay tôi trở thành con người hoàn hảo hơn hiện tại của tôi bây giờ.”

Câu hỏi này của nhà quản lý còn có thể đo được mức độ khiêm tốn của ứng viên ở mức nào. Người tài giỏi họ sẽ có xu hướng “ngày càng tốt lên” “tốt lên mỗi ngày” chứ không chấp nhận những thứ họ hiện có.

tony-dzung-muon-tim-nhan-vien-vua-tai-gioi-vua-khiem-ton-nha-quan-ly-hay-hoi-4-cau-sau

4. Tạo một chút căng thẳng cho ứng viên

 

Dù là ứng viên đã qua nhiều cuộc phỏng vấn hay lần đầu tiên thì cũng không tránh khỏi những lo lắng và căng thẳng. Điều này nhà quản lý có thể nhìn ra và muốn tuyển dụng được những người tài giỏi bạn không thể không tạo căng thẳng cho ứng viên. Một chút căng thẳng bạn tạo ra sẽ xem được ứng viên phản ứng như thế nào nếu họ tài giỏi thật tình huống đó sẽ không thể làm khó được họ.

Nhân viên chính là yếu tố cần và đủ để xây dựng lên một doanh nghiệp lớn mạnh. Tuyển dụng nhân viên bình thường rất dễ nhưng ứng viên là những người tài năng, giỏi giang thì chưa chắc họ đã đồng ý làm việc với bạn. Tuyển dụng những ứng viên tài năng và khôn lỏi sẽ giúp doanh số công ty tăng lên nhanh chóng nhưng xét về lâu về dài họ là những người có thể gây hại cho công ty. Nếu bạn muốn công ty phát triển bền vững dài hạn về cả hiệu quả công việc lẫn văn hóa công ty thì hãy khôn khéo tìm kiếm những ứng viên vừa tài giỏi vừa khiêm tốn.