Hình thành một doanh nghiệp luôn được bắt đầu từ những ý tưởng nhưng muốn doanh nghiệp đó tồn tại, phát triển thì phải biến những ý tưởng đó thành hành động. Khởi nghiệp là giai đoạn khó khăn nhất, 6 bước đơn giản sau sẽ giúp bạn có đường đi đúng đắn.
1. Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng
Bắt đầu khởi nghiệp không ai là không có mục đích và ý tưởng rõ ràng. Việc đầu tiên không thể bỏ qua của một startup đó là lên kế hoạch cụ thể rõ ràng cho doanh nghiệp của mình. Nhờ có kế hoạch rõ ràng mà mọi chi phí bao gồm cả thời gian và tiền bạc cũng được tiết kiệm tối đa. Hơn ai hết, người khởi nghiệp hiểu rõ rằng, chìa khóa cho một doanh nghiệp nhỏ thành công là giai đoạn khởi nghiệp cần giữ mọi thứ đơn giản và chi phí thấp nhất.
Không phải cứ viết ra một bản kế hoạch kinh doanh hoành tráng là bạn đã thành công. Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm vì cứ nghĩ bản kế hoạch kinh doanh hoành tráng sẽ thu hút được vốn đầu tư và kêu gọi được các nhà đầu tư. Sự thật không phải như vậy. Một bản kế hoạch kinh doanh đơn giản nhưng đầy đủ những mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đặt ra mới là điều thu hút đầu tư. Khi lập ra bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải bắt buộc có những nội dung cụ thể sau:
- Xác định tầm nhìn: Hãy cho nhà đầu tư thấy điểm đích mà doanh nghiệp bạn muốn đạt được.
- Xác định nhiệm vụ: Nhiệm vụ rõ ràng thì nhà đầu tư mới hiểu họ đầu tư cho doanh nghiệp bạn để làm gì, doanh nghiệp bạn tồn tại với mục đích gì?
- Xác định mục tiêu: Doanh nghiệp bạn sẽ là gì để hoàn thành nhiệm và đạt được tầm nhìn đã xác định?
- Các chiến lược cơ bản: Bao gồm chiến lược quản lý, chiến lược duy trì doanh nghiệp, chiến lược phát triển doanh nghiệp để có thể đạt được mục tiêu xác định.
- Hành động cụ thể: Những hành động cụ thể để doanh nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ và mục tiêu đã đạt ra.
2. Dự trù nguồn ngân sách
Ở giai đoạn khởi nghiệp, điều làm các nhà lãnh đạo trẻ đau đầu chính là vấn đề ngân sách. Hãy luôn nhớ giữ mọi chi phí thấp nhất ở giai đoạn bắt đầu, cần phải xác định ngân sách cần thiết để duy trì hoạt động công ty. Nên nhớ, luôn phải dự trù ít nhất 20% chi phí phát sinh. Đây sẽ là số tiền bạn chi ra hàng tháng, đảm bảo duy trì hoạt động cho công ty ít nhất 3 tháng trước khi có lãi.
3. Huy động nguồn vốn
Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn. Bạn có thể huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như: gia đình, bạn bè, ngân hàng, nhà đầu tư,… Tuy nhiên, đừng quá liều lĩnh mở một quy mô doanh nghiệp lớn khi bạn vẫn chưa phải là người giàu kinh nghiệm và từng trải ở nhiều lĩnh vực. Mức độ rủi ro sẽ rất cao và khả năng thành công thường ít. Người ta vẫn thường nói: “đầu tư dàn trải thì không có lãi” hãy thận trọng và chi tiêu hợp lý nếu bạn không muốn doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa trong một sớm một chiều.
4. Tiến hành các thủ tục pháp lý đầy đủ
Bắt đầu mở một doanh nghiệp nhỏ, bạn phải có đầy đủ những giấy tờ liên quan. Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, đăng ký bản quyền sản phẩm/ý tưởng là những việc bạn không nên trì hoãn. Thậm chí, nếu chưa hiểu rõ được các thủ tục pháp lý này, bạn cần nhờ đơn vị tư vấn để tiến hành, đảm bảo nhanh chóng nhất cà tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
5. Xây dựng bộ máy doanh nghiệp
Khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, việc tiếp theo bạn phải làm cho doanh nghiệp của mình đó là xây dựng bộ máy cho công ty. Hãy đưa ra bộ máy doanh nghiệp bạn cần để tuyển nhân sự cho từng vị trí cụ thể. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp hãy nhờ sự giúp đỡ từ những người bạn làm cùng lĩnh vực hay những người có mối quan hệ kinh doanh để có những quyết định nhân sự sáng suốt. Xây dựng bộ máy nhân sự công ty xong, bạn nên tìm cho mình một hình mẫu ông chủ để học tập theo. Điều này rất quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp và quản lý nguồn nhân lực của công ty.
6. Tiếp thị và bán hàng
Cho dù công ty của bạn thuộc bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào thì khi khởi nghiệp chiến lược bán hàng và marketing vẫn không thể thiếu. Từ chiến lược bán hàng và marketing bạn mới thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Có thể bạn mới nhanh có nguồn tiền lãi để phát triển công ty. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn bán, đối tượng khách hàng của bạn là ai mà bạn có những chiến dịch quảng cáo khác nhau với các hình thức đa dạng như: qua báo giấy, qua internet, qua thư hay qua các buổi triển lãm, hội chợ,…
Hãy cố gắng mang đến thông tin sản phẩm cho khách hàng hiệu quả nhất và cũng tiết kiệm nhất. Bởi đó là cách bạn đến gần với khách hàng của mình nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn có một sản phẩm mới, hãy tìm cơ hội để khách hàng được dùng thử và yêu cầu đưa ra phản hồi để kiểm tra mức độ tiếp nhận của người dùng. Mạng xã hội là kênh hữu hiệu nhất để bạn giới thiệu sản phẩm của mình nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn không có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và sản phẩm của bạn không chất lượng như quảng cáo.
Với nguồn lực hạn hẹp trong giai đoạn bắt đầu, 6 bước đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao trên sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn về lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Nguồn: Tony Dzung