082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Làm việc với nhân viên lớn tuổi “lãnh đạo trẻ” quản lý như nào cho khôn khéo?

Việc lãnh đạo trẻ làm việc cùng những nhân viên có tuổi đời lớn hơn thường gây cho họ sự bối rối không biết phải cư xử thế nào cho hợp tình hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những cách xử lý giúp cân bằng giữa 2 thế hệ để đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.

Việc lãnh đạo trẻ làm việc cùng những nhân viên có tuổi đời lớn hơn thường gây cho họ sự bối rối không biết phải cư xử thế nào cho hợp tình hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những cách xử lý giúp cân bằng giữa 2 thế hệ để đạt được hiệu suất làm việc cao nhất.

Thông thường, nhà lãnh đạo sẽ xử lý theo 2 hướng: hướng thứ nhất họ sẽ tránh né và tỏ ra không quan tâm, phớt lờ đối với các nhân viên lớn tuổi trong các tình huống phải đưa ra ý kiến khen chê hay đánh giá hoặc loại những nhân viên đó ra khỏi các việc quan trọng của doanh nghiệp. Hướng thứ hai, nhà lãnh đạo sẽ tỏ ra cực kỳ quan tâm đến những nhân viên lớn tuổi nhưng đánh giá thấp họ, chờ đợi cơ hội thay thế họ bằng những người trẻ tuổi hơn. Đâu mới là cách xử lý mang lại hiệu quả cho cả hai bên nhân viên lớn tuổi và lãnh đạo trẻ?

1. Chấp nhận và sống chung với sự khác biệt tuổi tác
 

Trong công việc, nhà lãnh đạo trẻ nên hiểu rằng tuổi tác không hề quan trọng như họ nghĩ. Miễn là nhân viên của mình đủ nhiệt huyệt, đủ cống hiến và có trách nhiệm với công việc. Vấn đề tuổi tác không làm cho doanh nghiệp bị “già hóa” hay “trẻ hóa”.

Thông thường những nhân viên trẻ họ thường có lối làm việc phóng khoáng, ưa thích sự tự do, ghét bị gò bó. Thêm vào đó, họ có có cách tiếp cận công nghệ nhanh chóng, bắt kịp những xu hướng thị trường. Còn những nhân viên lớn tuổi họ có cả một bề dày kinh nghiệm, họ từng trải và đã “chịu” rất nhiều những sóng gió khó khăn trong cuộc đời và trong công việc nên họ luôn có các quyết định, các ý tưởng “chậm mà chắc”. Ngoài ra họ có nhiều mối quan hệ làm ăn, có khả năng giao tiếp tốt và một lượng kiến thức thực tế không sách vở nào có thể ghi chép lại.

Thay vì lựa chọn cách làm thế nào để loại bỏ họ ra khỏi công ty bởi những lý do như họ không thể bắt nhịp được với môi trường làm việc trẻ thì lãnh đạo nên có những phương án giúp cân bằng giữa 2 thế hệ. Có được nhân viên lớn tuổi trong công ty, bạn như có một quyển từ điển và bạn sẽ học được rất nhiều điều trong đó.

tony-dzung-lam-viec-voi-nhan-vien-lon-tuoi-“lanh-dao-tre”-quan-ly-nhu-nao-cho-khon-kheo

2. Tập trung vào kết quả chứ không phải phương pháp
 

Chớ có coi thường những nhân viên lớn tuổi rằng tư duy của họ đã lỗi thời và không còn phù hợp với công việc hiện tại. Những nhân viên lớn tuổi họ có trong tay cả một khối lượng lý thuyết khổng lồ và kinh nghiệm thực hành mà những người trẻ phải rất nhiều năm sau mới có được.

Nhiều nhà lãnh đạo vẫn cho rằng quá trình quan trọng hơn kết quả nên đặt nặng vấn đề với những nhân viên lớn tuổi, cho rằng họ có thể làm chậm quá trình làm việc và ngăn chặn sự sáng tạo. Hãy thử một lần ghép đôi những nhân viên lớn tuổi làm việc với những người trẻ xem kết quả ra sao. Người trẻ có khả năng ứng dụng công nghệ cao còn người lớn tuổi lại quan trọng kết quả đạt được. 2 thế hệ khi làm việc với nhau sẽ mang lại cho bạn những thành tích đáng kể.

3. Quên đi tuổi tác, tạo sân chơi bình đẳng
 

Dù là nhân viên lớn tuổi hay trẻ tuổi trong cuộc việc luôn phải giữ một sự tôn trọng tối thiểu dành cho nhau. Nhà lãnh đạo trẻ tôn trọng nhân viên lớn tuổi và nhân viên lớn tuổi cũng phải tôn trọng lãnh đạo của mình như cấp trên với cấp dưới. Trong doanh nghiệp của bạn sở hữu các thành viên đến từ nhiều thế hệ khác nhau thì bạn nên vui mừng và biết cách tận dụng nó. Bởi họ sẽ mang lại rất nhiều góc nhìn khác nhau và sự sáng tạo khác nhau giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Hãy tạo ra một sân chân bình đẳng rằng, tất cả mọi người đều được đóng góp ý kiến, tất cả thành viên đều được đưa ra ý tưởng. Hãy nuôi dưỡng những cảm xúc giữa các thế hệ bằng cách cho họ hiểu rằng không có ý tưởng nào là tồi tệ và không có ý tưởng nào là thừa thãi để cho tất cả các nhân viên  thoả sức sáng tạo theo những “phong cách” riêng của mình.

4. Tận dụng sự chênh lệnh để tạo ra văn hóa doanh nghiệp
 

Mọi người vẫn thường quên mất rằng những thầy cô giáo giảng dạy trên ghế nhà trường của chúng ta đều hơn ta rất nhiều tuổi. Những thầy cô đó họ hiểu biết hơn ta rất nhiều, họ có kiến thức sách vở và có kiến thức thực tế. Hơn thế nữa, họ có khả năng truyền đạt cho người khác những thứ mà họ có. Nhân viên lớn tuổi trong công ty cũng vậy, hãy tận dụng họ để làm “thầy giáo” cho các nhân viên còn ít kinh nghiệm học hỏi. Ngược lại cũng tận dụng những điểm mạnh của người trẻ để hỗ trợ nhân viên lớn tuổi có thể bắt kịp theo xu hướng thời đại và ứng dụng được những công nghệ cao.

5. Vận dụng quyền lực một cách công bằng
 

Cho dù ở vị trí là một lãnh đạo trẻ phải xử lý giải quyết các vấn đề với nhân viên lớn tuổi hơn khiến bạn dè chừng và e ngại nhưng hãy việc công và việc tư phân minh. Bất kể họ già hay trẻ,  bạn cần tỏ rõ vai trò lãnh đạo và giải quyết các vấn đề hiệu suất của nhân viên. Quan trọng nhất là bạn không nên tạo ra bất cứ sự chiếu cố đặc biệt nào cho những thành viên lớn tuổi chỉ vì cảm giác không dễ chịu khi đối mặt với họ. Hãy giải quyết mọi chuyện một cách công bằng nhất để không ai có thể trách móc được gì bạn.

tony-dzung-lam-viec-voi-nhan-vien-lon-tuoi-“lanh-dao-tre”-quan-ly-nhu-nao-cho-khon-kheo

Đừng cho rằng sự chênh lệch tuổi tác giữa các nhân viên hay giữa lãnh đạo với nhân viên sẽ tạo nên sự cản trở trong công việc của bạn. Hãy giải quyết nó sao cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình nhất và quan trọng thay vì không dám đối mặt với nó hãy xem nó là một điểm mạnh để tận dụng và phát triển.