082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Hướng Dẫn Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam

Với những công ty lớn, những tập đoàn tỉ đô thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là rất dễ dàng: họ hoàn toàn có thể chi ngân sách lớn để thuê người, tổ chức event, tổ chức team building … để nâng cao văn hóa. Tuy nhiên, ở các công ty vừa và nhỏ (đặc biệt các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam) thì điều này gần như không thể vì ngân sách hạn chế. Nhưng không vì ngân sách cho hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp hạn chế mà bỏ hẳn công việc đó, vì nếu không xây dựng được văn hóa tốt cho doanh nghiệp, chi phí cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo lao động mới sẽ vô cùng cao.
  • Với những công ty lớn, những tập đoàn tỉ đô thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là rất dễ dàng: họ hoàn toàn có thể chi ngân sách lớn để thuê người, tổ chức event, tổ chức team building … để nâng cao văn hóa. Tuy nhiên, ở các công ty vừa và nhỏ (đặc biệt các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam) thì điều này gần như không thể vì ngân sách hạn chế. Nhưng không vì ngân sách cho hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp hạn chế mà bỏ hẳn công việc đó, vì nếu không xây dựng được văn hóa tốt cho doanh nghiệp, chi phí cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo lao động mới sẽ vô cùng cao.

 

xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam

Bước 1: định hình xem văn hóa và giá trị của doanh nghiệp là gì

Đây là bước đầu tiên, cũng như quan trọng nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bước này sẽ yêu cầu bạn có câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:

  1. Tại sao doanh nghiệp của mình lại được sinh ra
  2. Doanh nghiệp của chúng ta tin tưởng vào điều gì
  3. Tầm nhìn cho doanh nghiệp của chúng ta là gì

Nhìn qua thì 3 câu hỏi này rất dễ, nhưng sự thử thách của việc trả lời 3 câu hỏi này là bạn sẽ phải trả lời chúng mà không sử dụng tiền là câu trả lời. Nghe qua thì khó hiểu, vì đã đi kinh doanh thì phải vì mục đích lợi nhuận chứ? Tuy nhiên việc bạn đang làm bây giờ là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không phải kinh doanh. Và 1 công ty có văn hóa chỉ là kiếm tiền thì công ty đó sẽ phá sản trong vòng tối đa là 3 năm.

Sau khi bạn đã tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi trên và các câu trả lời của bạn không hề liên quan đến tiền thì, chúc mừng, bạn đã tìm ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của mình.

 

xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam

Bước 2: đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

Sau khi đã có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều vì bạn biết bạn muốn có 1 văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy bước 2 này sẽ là vô cùng quan trọng khi bạn ngồi lại và đánh giá xem tình hình văn hóa doanh nghiệp thực tế hiện này đã đúng và giống với những gì mình kì vọng chưa, có cần thay đổi gì không?

Lời khuyên cho bạn trong bước này là luôn nhớ kĩ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và sẵn sàng thực hiện mọi thay đổi cần thiết để doanh nghiệp của mình không đi chệch khỏi giá trị cốt lõi.

 

Bước 3: Thuê người chuyên phụ trách nhân sự

Việc thuê người chắc chắn sẽ phát sinh chi phí, nhưng đây là những đồng chi phí cần thiết để công ty của bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Với việc đang là doanh nghiệp vừa/nhỏ, nhân sự ít ỏi và mỗi nhân sự cáng đáng nhiều đầu công việc là tình trạng trung ở các công ty như vậy tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có ít nhất 1 người tập trung toàn bộ cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, vì vậy nên giải pháp thuê người thật ra là khả dĩ nhất.

Khi đã có được 1 người chuyên chỉ lo về mảng nhân sự, bạn và tất cả các thành viên khác trong công ty sẽ hoàn toàn có thể yên tâm cho công việc, giao phó toàn bộ quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho người đó.

xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam

Bước 4: xây dựng nét riêng trong văn hóa doanh nghiệp

Với việc không có ngân sách quá lớn cho các hoạt động xây dựng doanh nghiệp, việc tìm ra 1 nét riêng cho văn hóa của doanh nghiệp bạn sẽ là vô cùng cần thiết. Điều kiện duy nhất cho tất cả các nét riêng này là chúng phải tuân thủ theo giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Nét riêng biệt này có thể là những điều rất nhỏ như cho phép nhân viên đi làm muộn, cho nghỉ chiều thứ 6, luôn có tiệc nhỏ vào sáng thứ 2 …. Từ những điều nhỏ nhất nhưng khác biệt này, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản khi bạn có nét riêng.

 

Bước 5: tối ưu hóa quá trình tuyển dụng

Sau khi đã làm xong hết 4 bước ở trên thì việc tối ưu hóa quá trình tuyển dụng là vô cùng cần thiết để có thể chọn lựa được những người tài và phù hợp sẵn với văn hóa doanh nghiệp, từ đó giảm nhẹ gánh nặng cho công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Dưới đây là 1 vài gợi ý cho việc tối ưu hóa quá trình tuyển dụng:

  • Luôn có những câu hỏi để kiểm tra xem liệu người được phỏng vấn có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình không
  • Tập trung vào thái đội của người được phỏng vấn chứ không phải là kĩ năng hay kinh nghiệm
  • Không bao giờ tuyển 1 người giống hệt mình vào công ty

xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp việt nam

Bước 6: luôn luôn đánh giá lại

Trong trường hợp tích cực nhất thì bạn đã có trong tay 1 bộ văn hóa doanh nghiệp mới do bạn tự xây dựng, nhưng sẽ luôn có 2 vấn đề xảy ra:

  • Liệu văn hóa doanh nghiệp của mình có đang phù hợp với tình hình thực tế?
  • Liệu tất cả nhân viên của mình có đang hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp?

Sẽ không bao giờ có câu trả lời đúng cho 2 câu hỏi này, mà việc của bạn sẽ là phải thu thập dữ liệu hàng ngày/tuần/tháng để có thể có được những dữ kiện chính xác nhất về tình hình thực tế ở doanh nghiệp của bạn. Những bài khảo sát nhỏ theo ngày/tuần/tháng sẽ đem lại những thông tin vô cùng hữu ích để bạn tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình bền vững.

 

Tham khảo: https://business.linkedin.com/talent-solutions/blog/company-culture/2018/build-company-culture-small-business