Thương trường như chiến trường nhưng chưa chắc kẻ mạnh đã là kẻ chiến thắng bởi nơi đây tranh đấu với nhau bằng trí tuệ không phải bằng chân tay. “Biết người biết ta” mới là có thể tồn tại được trong giới kinh doanh. Người ta thường truyền tai nhau câu chuyện về Cá sấu – loài vật có tính cách rất độc đáo làm bài học kinh doanh khi khởi nghiệp.
1. Cá sấu biết chớp thời cơ
Đặc điểm này của cá sấu khá giống loài chim đại bàng “chúa tể bầu trời” không phải cứ có cơ hội, nó sẽ vội vàng chớp lấy ngay. Cá sấu chỉ nắm bắt cơ hội trong tay khi nó cảm thấy bản thân để chuẩn bị sẵn sàng và cơ hội đó chắc chắn sẽ mang lại thành công cho mình. Cá sấu có thể nằm kiên nhẫn, bất động nhiều giờ liền để chờ đợi tóm được con mồi lớn. Đặc biệt, cá sấu săn mồi đơn độc nên nó hưởng trọn vẹn “phần thưởng” cho mình.
Trong kinh doanh, đặc biệt khi khởi nghiệp, đừng vội startup khi bản thân chưa chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết. “Dục tốc bất đạt”, thời gian chuẩn bị rất quan trọng và nó càng quan trọng hơn khi bản thân bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
2. Ẩn mình
Cá sấu ‘ngụy trang” và ẩn mình khi săn mồi. Đây chính là cách che mắt cả con mồi và kẻ thủ của nó. Giai đoạn đầu kinh doanh, doanh nghiệp bạn còn ‘non và xanh” sẽ chịu nhiều cạnh tranh khốc liệt từ những ông lớn. Để tồn tại được, hãy ẩn mình khôn ngoan, len lỏi tìm kiếm thị trường vốn khan hiếm.
3. Tấn công nhanh, dứt khoát
Khi nhận thấy cơ hội chín muồi đã đến, cá sấu hạ gục nhanh chóng con mồi bằng một cú đớp uy lực. Trong kinh doanh, nhanh, chính xác, hiệu quả là rất cần thiết. Khi đã “ngắm” được “con mồi” bạn phải nắm bắt nhanh chóng và tận dụng hiệu quả. Vì bạn chần chừ con mồi sẽ là của kẻ khác. Điều quan trọng nhất là sự nhạy bén trong cách xác định đâu là mục tiêu tấn công khả quan và cách chinh phục nó như thế nào.
4. Tránh xung đột trên lãnh địa
Bản thân ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. “Thêm bạn bớt thù” đặc biệt sống trên cùng một lãnh địa với nhau không nên có những xung đột mâu thuẫn. Loài hà mã rất hay phá đám và đôi khi gây nguy hiểm cho cá sấu. Nên chúng thường cẩn thận với những người hàng xóm tinh nghịch này. Chúng tránh tranh chấp tối đa trên lãnh địa.
Khi cạnh tranh quyết liệt, đối thủ yếu hơn sẽ khó trụ vững. Đó là bài học xương máu - hòa hoãn, liên kết, tránh cho doanh nghiệp rơi vào những tình thế đối đầu.
5. Mạo hiểm lên bờ
Không mạo hiểm thì làm sao làm được kinh doanh? Trên bờ không phải là sở trường, thế mạnh của cá sấu nhưng khi khan hiếm thức ăn chúng vẫn phải lên bờ để tìm kiếm.
Trong kinh doanh, sự mạo hiểm sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bất ngờ. Càng mạo hiểm thì lợi nhuận thu về càng cao. Khi đã “chắc tay” chèo thfi việc mở rộng kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất là điều đương nhiên.
6. Sống cộng đồng
Người ta vẫn có câu: “Buôn có hội bán có phường”. Loài cá sấu hay tập trung thành bầy trên bờ sông để được an toàn. Trong kinh doanh cũng vậy, tạo dựng được càng nhiều mối quan hệ bạn càng được lợi. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với những người cùng làm ăn trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, những đối tác, cộng sự thì càng nhiều cơ hội đến với bạn.
7. Tham vọng chứ không tham lam
Sau khi ăn xong con mồi, cá sấu thường tìm nơi để ẩn mình nghỉ ngơi để tiêu hóa. “Ăn ít thì no dai”, nên nhớ rằng đằng sau một món hời bất thường quá lớn thường ngầm chứa những nguy hiểm khó đoán. Kẹo ngọt là kẹo hay có độc.
Trong kinh doanh, đừng vì lợi ích trước mắt mà có tầm nhìn ngắn hạn. Hãy làm giàu bền vững. “Tham thì thâm” luôn đúng đắn trong mọi trường hợp.
8. Hiểu mình là ai
Biết mình biết ta là điều cốt lõi. Cá sấu biết được môi trường dưới nước là sở trường của nó nên nó luôn phát huy hết khả năng và điểm mạnh của mình. Những nơi không phải “dành cho nó” nó thường cảnh giác và thận trọng.
Công việc kinh doanh của vậy, bạn phải luôn phân tích, đánh giá đúng thị trường và khả năng của bạn. Sự không nhất quán, ảo tưởng dẫn đến những hậu quả khó lường.
Cá sấu không được đánh giá là loài vật thông minh nhưng những tính cách và đặc điểm nó cho thấy đây là loài vật “biết sống” trong những điều kiện khác nhau, biết tự bảo vệ bản thân mình để tồn tại. Cá sấu như một người thầy dạy những doanh nhân khởi nghiệp xây nền móng “tinh thần” trước khi xây dựng cơ nghiệp.