082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Doanh nhân nên học hỏi bài học lãnh đạo kinh doanh đắt giá từ vị tướng lỗi lạc trong thế chiến thứ II

Lãnh đạo chiến trường và lãnh đạo phòng họp là khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có những điểm tương đồng có thể áp dụng, bổ sung, tương trợ cho nhau. Trong lịch sử thế giới có rất nhiều vị tướng lỗi lạc, tài ba có thể dẫn dắt đội quân cả hàng nghìn con người đánh trận. Sự thắng lợi của họ trong lịch sử sẽ là bài học ngày hôm nay thế hệ sau học hỏi. Trong số đó, phải kể đến George Marshall - một vị tướng của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, các bài học lãnh đạo của ông đã là nguồn cảm hứng vượt thời gian không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả những người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh cũng cần phải học hỏi theo.

Lãnh đạo chiến trường và lãnh đạo phòng họp là khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có những điểm tương đồng có thể áp dụng, bổ sung, tương trợ cho nhau. Trong lịch sử thế giới có rất nhiều vị tướng lỗi lạc, tài ba có thể dẫn dắt đội quân cả hàng nghìn con người đánh trận. Sự thắng lợi của họ trong lịch sử sẽ là bài học ngày hôm nay thế hệ sau học hỏi.

Trong số đó, phải kể đến George Marshall - một vị tướng của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, các bài học lãnh đạo của ông đã là nguồn cảm hứng vượt thời gian không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả những người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh cũng cần phải học hỏi theo.

1. Chọn thể hiện sự lạc quan
 

Sự lạc quan không phát sinh từ hoàn cảnh mà những người ở trong một hoàn cảnh bắt buộc nào đó nhất định phải chọn nó. Nói như vị tướng Marshall: “Khi điều kiện khó khăn, mệnh lệnh ban xuống sẽ bị giảm quyền uy, mọi người sẽ trở nên nghiêm trọng và bi quan, chính vì thế nên bạn buộc phải đặc biệt vui vẻ và lạc quan".

Lãnh đạo là người đứng đầu, tất cả các thành viên sẽ nhìn vào thái độ của lãnh đạo để biết được tình hình hiện tại và đoán được tình hình trong tương lai. Đội nhóm của bạn sẽ ủ rũ, bi quan khi thấy bạn ủ rũ, bi quan. Đội ngũ của bạn sẽ tràn trề khí thế khi thấy bạn lạc quan và vui vẻ.

Là lãnh đạo đôi khi phải đánh lừa cảm xúc của bản thân để thể hiện mình đang vui vẻ, lạc quan, hăng hái, nhiệt tình để truyền lửa cho cả team, mặc dù trong lòng đang rất lo lắng và mệt mỏi. Có thể bạn cho rằng đó là sự giả tạo nhưng nó có thể trở thành một liều thuốc kỳ diệu cứu cả team cùng thoát khỏi những thách thức và khó khăn.

2. Đừng dùng ‘nắm đấm”
 

Không ai có thể hoàn hảo kể cả nhà lãnh đạo. Lãnh đạo thì cũng có những lúc mắc sai lầm và cần được người khác giúp đỡ. Không nên dùng quyền lực trong tay của mình mà “bắt nạt” hoặc “làm nhục” người khác. Những phản hồi của cấp dưới, đối tác và khách hàng của mình đều rất quan trọng. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần phải biết lắng nghe ý kiến góp ý từ nhiều phía. Một người lãnh đạo muốn chèo lái tốt thì cần phải biết đâu là điểm mạnh để phát huy đâu là điểm yếu để khắc phục. Nhiều cái đầu vẫn tốt hơn là một cái đầu.

tony-dzung-doanh-nhan-nen-hoc-hoi-bai-hoc-lanh-dao-kinh-doanh-dat-gia-tu-vi-tuong-loi-lac-trong-the-chien-thu-ii-tony-dzung

George Marshall - Vị tướng của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II (Nguồn: Internet)

3. Không bao giờ đầu hàng trước thất bại
 

Sự thành công của các nhà lãnh đạo chính là quá trình trải qua rất nhiều thất bại trước đó. Những tên tuổi thành công không còn xa lạ gì với chúng ta như: Warren Buffett, Bill Gates và Steve Jobs, họ đã trải qua bao nhiêu lần vấp ngã, từ chối trước khi được cả thế giới biết đến.

Thất bại không có gì là xấu, thất bại cũng chẳng thể hiện rằng bạn kém cỏi. Thất bại thể hiện thành công của bạn trong tương lai sẽ vang dội đến đâu. Nếu ta đầu hàng trước thất bại hoặc từ bỏ trong khoảng thời gian cần phải nỗ lực thì chúng ta sẽ không bao giờ chạm tay vào được những phần thưởng của cuộc đời đang chờ phía trước mình.

Làm kinh doanh sẽ không thể dễ dàng, có những lúc tưởng chừng doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực của phá sản. Khi đó, hãy tĩnh tâm lại và tìm cách giải quyết chứ vội buông tay từ bỏ để rồi muốn hay không muốn vẫn phải chấp nhận thất bại.

4. Biết cách “trao quyền” cho người khác
 

Hai từ ‘trao quyền” được sử dụng suốt bao nhiêu thập kỷ qua và nhờ có nó mà bao nhiêu doanh nghiệp đã được hình thành dưới tay của những nhà lãnh đạo biết cách “trao quyền” cho người khác.

Thông thường, khi phổ biến bất kỳ một công việc nào đó, nhóm trưởng sẽ là người đưa ra chủ đề sau đó là vạch đường lối rồi cuối cùng phân công từng người thực hiện theo con đường đó để đạt được các kết quả đã định sẵn. Tuy nhiên, lối lãnh đạo này có thể hiệu quả trước mắt nhưng lại vô tình giết chết sự sáng tạo trong tương lai.

Trong quân đội không như vậy và người lãnh đạo chiến trường cũng không như thế. Có một loại thông tin liên lạc gọi là “ý định của người lãnh đạo” hoặc “ý định của chỉ huy”. Thay vì lãnh đạo vạch ra những đường lối cụ thể cho mỗi người làm thì họ sẽ bắt đầu giải thích, phân tích vấn đề. Từ đó, các thành viên trong team phải tự tìm ra những câu trả lời và hướng đi sáng tạo và hiệu quả nhất.

Hầu hết các nhà lãnh đạo thời nay không có cơ hội tiếp xúc với môi trường quân ngũ. Nhưng, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không thể học và áp dụng những bài học lãnh đạo vượt thời gian của những lãnh đạo chiến trường từng trải. Nếu như chiến trường quân đội “đánh nhau” bằng “sức lực” là chủ yếu thì thương trường ngày nay “đánh nhau” bằng “trí lực” là chủ yếu. Hy vọng 4 bài học lãnh đạo kinh doanh của Marshall sẽ giúp ích cho các doanh nhân đang trên con đường xây dựng sự nghiệp và làm chủ sự nghiệp.