Nếu ví doanh nghiệp như một con tàu thì người lãnh đạo chính là thuyền trưởng đưa con tàu vượt qua mưa giông, bão tố để đi đến bến bờ thành công. Người lãnh đạo không vững tay lái con tàu sẽ lênh đênh giữa biển, thậm chí có thể chìm đắm dưới biển sâu. Thế nào là người lãnh đạo xuất sắc? Hãy thử so sánh, đối chiếu bạn có mấy đặc điểm dưới đây.
Theo khảo sát, 92% nhân viên của Google tin rằng, khi được làm việc trong cơ chế quản lý minh bạch sẽ tạo dựng được niềm tin của nhân viên với doanh nghiệp. Người thiết lập cơ chế không ai khác là nhà lãnh đạo, lãnh đạo có vai trò tạo niềm tin doanh nghiệp, thúc đẩy sự cống hiến cho nhân viên.
Trong thị trường lao động hiện nay, doanh nghiệp không thuộc “sở hữu” riêng của lãnh đạo, doanh nghiệp thuộc “sở hữu” của nhân viên. Chủ doanh nghiệp xuất sắc là người sẵn sàng từ bỏ quyền lực và giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình vì mục tiêu chung của tổ chức.
1. Lãnh đạo xuất sắc sẵn sàng từ bỏ quyền lực
Lãnh đạo là người quyền lực nhất trong doanh nghiệp. Lời nói của họ có khiến tất cả nhân viên dưới quyền đều phải nghe và thực hiện theo. Chính vì vậy, “cái tôi” của họ thường cao hơn người khác, không phải ai trong số họ cũng sẵn sàng từ bỏ quyền lực và nhượng quyền quyết định cho nhân viên.
Tuy nhiên, theo phân tích và cũng theo lẽ tự nhiên không doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu không có nguồn lực – những người lao động. Một doanh nghiệp có vị lãnh đạo có tài giỏi đến đâu cũng không thể gánh vác hết công việc, vai trò của hàng chục thậm chí hàng trăm nhân viên.
Mục tiêu của tổ chức, do người lãnh đạo đề ra và để thực hiện nó phải có sự đóng góp của tất cả các thành viên trong công ty. Người lãnh đạo thành công sẵn sàng giúp đỡ nhân sự đạt được mục tiêu chung. Điều này thôi thúc các cá nhân của nhóm vươn lên vị trí tiên phong của sự thành công chứ không bị động khi phản ứng với chỉ đạo của người đứng đầu.
2. Khả năng khắc phục nghịch cảnh
Cuộc sống bình thường đã đầy rẫy những nghịch cảnh. Không phải những gì mình mong muốn nó đều xảy ra theo ý của chúng ta. Nhà lãnh đạo xuất sắc là người có thể khắc phục và vượt qua nghịch cảnh. Con đường thành công không hề dễ dàng, càng nhiều thách thức thành công càng vinh quang.
Thomas Edison từng nói: “Người ta thất bại vì họ không kiên nhẫn. Họ từ bỏ khi thành công đang ở rất gần”.
3. Sẵn sàng tin tưởng đồng sự
Sự cảnh giác trong kinh doanh là cần thiết. “Trong kinh doanh, không có anh em.” Cảnh giác để bảo vệ chính bản thân mình và doanh nghiệp của mình. Nói vậy không có nghĩa là các thành viên trong nhóm làm việc với nhau trong sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau.
Niềm tin là thứ không dễ dàng có được trong ngày một ngày hai nhưng nếy bạn không tạo uy tín ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, người khác sẽ khó đặt niềm tin lâu dài nơi bạn. Các nhà lãnh đạo tốt sẵn sàng cho nhân viên của mình cơ hội để khẳng định năng lực và niềm tin vào công việc.
4. Khiêm nhường là sức mạnh
Vì tài giỏi hơn người vì đứng ở vị trí cao hơn người nên nhiều người sẽ mắc căn bệnh tự cao, tự phụ. Đó không phải là đặc điểm tốt đẹp của người lãnh đạo, là sếp mà làm việc nhất nhất theo ý mình thì chỉ có làm việc một mình. Tác giả cuốn sách The Speed of Trust – Jim Collins đã khẳng định rằng, điều cốt lõi ở một lãnh đạo tốt cần có là tự tôn, khả năng thu hút chú ý, khả năng phán đoán, kiểm soát và một chút bốc đồng. Để dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu, người lãnh đạo phải đặt tham vọng của tổ chức lên hàng đầu.
5. Sẵn sàng tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ đồng sự
Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện, bồi dưỡng nhân tài – người có khả năng bổ sung những thiếu sót của lãnh đạo. Không chỉ biết cách khen ngợi, tạo động lực đúng lúc, người đứng đầu cần có kỹ năng phân bổ công việc một cách hợp lý.
Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.