- Coca Cola là một trong hai thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất nước có ga và là thương hiệu đồ uống không cồn lớn nhất thế giới. Đế chế quốc tế của Coca-Cola trải dài hơn 200 quốc gia với một danh mục sản phẩm khổng lồ. Vậy Coca-Cola làm thế nào để duy trì chỗ đứng của mình? Đâu là các chiến dịch marketing của Coca-Cola?
Ngoài thị phần lớn, Coca-Cola được biết đến với hình ảnh thương hiệu mạnh và sự trung thành của khách hàng. Công ty đầu tư một khoản tiền rất lớn mỗi năm vào tiếp thị và quảng bá để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng. Trong những năm gần đây, Coca-Cola đã tập trung vào việc tối ưu hóa hỗn hợp sản phẩm của mình. Bài viết này sẽ đi vào phân tích chiến lược marketing 4P của Coca-Cola.
P1: Product - Chiến lược Sản phẩm
Để có thể thu hút được khách hàng, doanh nghiệp phải có sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường - đấy là lý do chiến lược sản phẩm rất quan trọng trong chiến lược marketing 4P của Coca-Cola. Coca-Cola có một danh mục sản phẩm lớn gồm 500 nhãn hiệu đồ uống và nước giải khát có ga, với gần 3.900 lựa chọn đồ uống, nhắm đến một số lượng khách hàng khổng lồ. Coca-Cola là một trong những thương hiệu được công nhận và có giá trị nhất thế giới với 21 thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la trong danh mục đầu tư của công ty, trong đó 19 thương hiệu có các lựa chọn thấp hoặc không có calo. Những sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là Coca-Cola, Sprite, Fanta, với rất nhiều lựa chọn “không đường” để nhắm đến và lôi kéo một lượng khách hàng nhiều hơn và phong phú hơn - mục đích chính của chiến lược marketing mix của Coca-Cola.
P2: Price - Chiến lược Định Giá
Thị trường nước giải khát là một thị trường nhiều tiềm năng và không ngừng phát triển, và chính vì thế luôn đầy rẫy đối thủ cạnh tranh. Để đứng vững trong môi trường đó, chiến lược marketing của Coca-Cola chắc chắn phải bao gồm một chiến lược định giá chắc chắn và an toàn.
Pepsi là đối thủ truyền kiếp của Coca-Cola và là đối thủ cạnh tranh gần nhất trong phân khúc đồ uống. Cả hai thương hiệu đều định giá sản phẩm của họ khá cạnh tranh - giá không quá cao để vượt quá khả năng tiếp cận của khách hàng trung bình và cũng không quá thấp để gây ấn tượng về chất lượng thấp. Chiến lược định giá của Coca-Cola nhắm đến thúc đẩy lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Hơn nữa, do nhu cầu đối với các sản phẩm đồ uống có ga ngày càng giảm, sự cạnh tranh về giá giữa Coca-Cola và Pepsi thậm chí còn trở nên gay gắt hơn. Chiến lược định giá khuyến mại đang được áp dụng trong chiến lược marketing của Coca-Cola, tức là mua càng nhiều thì giá sẽ càng giảm. Khi người tiêu dùng mua số lượng lớn sản phẩm thì giá của một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn đáng kể so với người mua từng sản phẩm đơn lẻ, từ đó khuyến khích người mua mua nhiều hơn và trung thành hơn.
P3: Place - Chiến lược Phân phối
Một điều không thể thiếu trong chiến lược marketing mix của Coca-Cola đó chính là chiến lược phân phối. Coca-Cola có hệ thống phân phối nước giải khát rộng khắp thế giới, hiện diện tại hơn 200 quốc gia trên 6 khu vực. Coca-Cola bán trung bình 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày. Theo truyền thống, công ty đã phụ thuộc vào các đối tác đóng chai để đóng gói và phân phối sản phẩm của mình.
Hệ thống của Coca-Cola hoạt động thông qua nhiều kênh địa phương. Công ty sản xuất và bán chất cô đặc, nguyên liệu đồ uống và siro cho các công ty đóng chai, chịu trách nhiệm về các chiến lược marketing của Coca-Cola. Các đối tác đóng chai công ty sản xuất, đóng gói, vận chuyển hàng hóa và phân phối đồ uống cho khách hàng và các đối tác bán hàng tự động, những người sau đó sẽ lại bán sản phẩm của Coca-Cola cho người tiêu dùng.
Các đối tác đóng chai của Coca-Cola hợp tác chặt chẽ với khách hàng bao gồm các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, đại lý bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim và công viên giải trí, cùng nhiều đối tác khác, tạo thành một chuỗi cung ứng đưa Coca-Cola đi khắp mọi ngóc ngách.
P4: Promotion - Chiến lược Quảng bá
Một doanh nghiệp muốn thành công không thể thiếu một chiến lược quảng bá chắc chắn - và chiến lược marketing của Coca-Cola chú trọng rất nhiều vào chiến lược quảng bá của mình. Do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sản xuất nước ngọt, các thương hiệu hàng đầu chi tiêu rất nhiều vào quảng cáo để tăng doanh thu. Chi phí tiếp thị của Coca-Cola trong năm 2016 là 4 tỷ đô la và tăng lên 4,1 tỷ đô la vào năm 2018. Coca-Cola sử dụng cả các kênh truyền thống và hiện đại để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, phát động chiến dịch Taste the Feeling vào năm 2016 nhằm gộp tất cả các mặt hàng vào một thương hiệu. Phương pháp “một thương hiệu” này của Coca-Cola đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với chiến lược tiếp thị trước đây của hãng. Ngoài các quảng cáo trên TV và các chiến dịch quảng cáo ngoài trời, công ty cũng sử dụng internet và trên các phương tiện truyền thông xã hội, với các tài khoản mạng xã hội được lập ra để kết nối với người tiêu dùng và để thu hút sự tham gia của khách hàng. Coca-Cola có hơn 1.250 video quảng cáo trên kênh YouTube chính thức của hãng. Với chiến lược quảng bá này, chiến lược marketing của Coca-Cola đã đạt được thành công đáng kể.
Đó là tóm tắt về chiến lược marketing 4P của Coca-Cola. Thành công ngày hôm nay của thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào chiến lược marketing mix của Coca-Cola, và trên đà này thương hiệu sẽ càng ngày càng phát triển. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các chiến lược marketing và marketing 4P, hãy tham khảo khóa học marketing của Tony Dzung nhé.