082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Marketing 4P Và Những Điều Cần Biết - Phần 1

Với sự phát triển ồ ạt của thế giới công nghệ, marketing và các chiến lược marketing luôn biến chuyển và thay đổi. Tuy nhiên, những nguyên lý nền tảng của marketing vẫn được giữ vững, và vẫn là một kiến thức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững. Trong loạt bài viết về chiến lược Marketing 4P này, Tony Dzung sẽ giới thiệu cho bạn về chiến lược marketing mix và marketing 4P nhé.
  • Với sự phát triển ồ ạt của thế giới công nghệ, marketing và các chiến lược marketing luôn biến chuyển và thay đổi. Tuy nhiên, những nguyên lý nền tảng của marketing vẫn được giữ vững, và vẫn là một kiến thức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững. Trong loạt bài viết về chiến lược Marketing 4P này, Tony Dzung sẽ giới thiệu cho bạn về chiến lược marketing mix và marketing 4P nhé. Hãy đến với phần 1 - hai chữ P đầu tiên của chiến lược marketing 4P.

chiến lược marketing mix, các chiến lược marketing, chiến lược marketing là gì, chiến dịch marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược marketing online

Chiến lược Marketing Mix (hay Marketing hỗn hợp) là khái niệm thường được biết đến là 4P marketing, gồm các công cụ tiếp thị được marketer dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình. Chiến lược marketing 4P là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá).

1. P1: Product (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên trong chiến lược marketing 4P là Product - Sản phẩm. Bạn chỉ có thể bắt đầu các chiến lược marketing sau khi đã có sản phẩm/dịch vụ của mình. Sản phẩm đơn giản là đề cập đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán, nhưng thực ra nó còn phức tạp hơn thế nhiều. Đó là lý do tại sao các công ty dành nhiều tiền cho nghiên cứu sản phẩm và làm việc cả ngày lẫn đêm để tạo ra sản phẩm/dịch vụ tốt nhất có thể.

Trước khi bạn cố gắng bán một sản phẩm, bạn cần biết câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Ai là đối tượng mục tiêu cho sản phẩm/dịch vụ này?

- Sản phẩm/dịch vụ này sẽ giải quyết vấn đề gì?

- Chi phí bao nhiêu để sản xuất một đơn vị sản phẩm?

- Sẽ mất bao lâu để sản xuất một hoặc một số lượng đơn vị sản phẩm?

- Trong trường hợp dịch vụ, mất bao lâu để cung cấp dịch vụ?

chiến lược marketing mix, các chiến lược marketing, chiến lược marketing là gì, chiến dịch marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược marketing online

Ví dụ:

A muốn tạo và bán một sản phẩm bảo vệ sự riêng tư của người dùng máy tính xách tay và điện thoại thông minh. A biết rằng mọi người dán băng dính đen trên webcam máy tính xách tay của họ để tránh bị theo dõi qua camera. Tuy nhiên, việc là đó lại không thực sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Đó là lý do tại sao A tạo ra sản phẩm mới này, không chỉ để bảo vệ sự riêng tư của khách hàng mà còn làm cho máy ảnh, máy tính xách tay/điện thoại thông minh của mọi người trông đẹp hơn so với dùng băng dính.

 

2. P2: Price (Giá cả)

Chữ P thứ hai trong chiến lược marketing mix chính là Price - Giá cả. Định giá sản phẩm chiếm một phần quan trọng trong sự thành công của chiến dịch marketing. Cho dù sản phẩm của bạn có tốt hay không, việc bạn kiếm được bao nhiêu lợi nhuận phụ thuộc vào chiến lược định giá của bạn. Đặt giá của bạn quá cao và bạn sẽ đánh mất một phần không nhỏ đối tượng mục tiêu của bạn, những người mà sẽ sẵn sàng mua một phiên bản rẻ hơn từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Đặt giá quá thấp sẽ khiến người mua tiềm năng nghĩ rằng sản phẩm có chất lượng kém hơn so với mặt bằng chung.

Dưới đây là một vài chiến lược định giá có thể giúp bạn thiết lập mức giá vừa phải:

  • Định giá thâm nhập thị trường

Giá thâm nhập giúp một sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lý giải được lý do cho mức giá đó; nếu không, khách hàng có thể nghĩ rằng sản phẩm bạn bán có thể không có chất lượng.

Ví dụ: Một công ty bán sản phẩm của mình với giá $2 - thấp hơn $2 so với các sản phẩm khác của họ. Khi khách hàng đã quen với sản phẩm đó, công ty đã tăng giá từ $2 lên $3,49 và khách hàng vẫn sẽ mua.

  • Định giá khuyến mãi 

Điều này áp dụng khi sản phẩm/dịch vụ của bạn đã có mặt trên thị trường, nhưng bạn đang cố gắng tận dụng một dịp đặc biệt hoặc tìm cách tăng doanh thu.

Ví dụ: trong thời gian cách li xã hội, để cạnh tranh với Netflix và các dịch vụ phát trực tuyến khác, Amazon Prime đã cung cấp cho người dùng một mức giá đặc biệt - bản dùng thử miễn phí một tháng, được gia hạn thêm một tháng, và sau đó người dùng có thêm một tuần chỉ với $1,99.

  • Định giá cạnh tranh

Nếu có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn, bạn không thể đặt một mức giá khác xa so với họ.

Ví dụ: Giá của Domino’s và Pizza Hut là tầm tầm như nhau. Mặc dù pizza của Pizza Hut nói chung có chất lượng tốt hơn và đắt hơn, sự khác biệt về giá là không nhiều. Nếu họ ra giá cao hơn Domino’s, khách hàng của họ có thể chuyển sang đặt pizza từ Domino’s.

  • Định giá cao cấp

Định giá cao cấp là việc tính giá rất cao cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Áp dụng một mức giá cao bất thường cho một sản phẩm/dịch vụ là hợp lý nếu nó có bằng sáng chế, hoặc sản phẩm là phiên bản giới hạn và sang trọng, hoặc không có sản phẩm thay thế trên thị trường. Hoặc trong trường hợp dịch vụ, nếu nó được cung cấp bởi một chuyên gia hoặc một người nổi tiếng, giá có thể cao hơn nhiều so với bình thường.

Ví dụ, nếu Gordon Ramsay tổ chức một lớp học nấu ăn, anh ta có thể dễ dàng tính phí $3.000 đô la mỗi người chỉ trong một buổi sáu giờ. Tuy nhiên, một đầu bếp người bản địa và không nổi tiếng chỉ có thể kiếm được khoảng $200 mỗi người.

 

Đó là 2 chữ P đầu tiên của chiến lược Marketing Mix. Hãy theo dõi phần tiếp theo của loạt bài về chiến lược marketing trên Tony Dzung để biết về 2 chữ P còn lại nhé.