Mô hình kinh doanh nhỏ thường phù hợp với kiểu kinh doanh cá nhân, kinh doanh hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp nhỏ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Tất cả đối tượng trên đều có một điểm chung là số vốn “khiêm tốn”. Làm thế nào để có thể tiết kiệm chi phí cho các mô hình kinh doanh nhỏ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
1. Giảm thiểu nhu cầu
Trong mô hình kinh doanh có những hoạt động nào, bạn phải làm theo những khâu nào để đạt hiệu quả là tùy ở cách tính toán và thực hiện của bạn. Không cần phải quá dập khuôn theo những kiến thức sách vở. hãy nhìn vào thực tế của “doanh nghiệp” bạn mà áp dụng tương ứng theo.
Ví dụ mô hình kinh doanh nhỏ của bạn không cần tới máy tính hay phần mềm chuyên dụng? Bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ. Bạn cũng không cần thuê địa điểm kinh doanh mà tận dụng luôn lợi thế mặt bằng của gia đình. Điều đó thật tốt, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đó.
Nhu cầu của bạn càng ít kéo theo các chi phí bạn phải bỏ ra cho mô hình kinh doanh càng ít. Không phải cứ cắt bỏ chi phí, bạn sẽ thất bại hay khó làm ăn. Bạn có thể quay lại sử dụng chúng khi hoạt động kinh doanh của bạn đã ổn định và bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh.
Với các khoản chi phí không thể cắt bỏ thì bạn nên tập trung đầu tư mạnh vào những đề mục này để tăng hiệu quả và tái định hướng, tối ưu hóa lợi nhuận. Theo nghiên cứu của tổ chức SBA (Small Business Administration) thì những mô hình kinh doanh nhỏ tại Mỹ được thành lập với số vốn đầu tư ít hơn 3.000 USD và một số mô hình kinh doanh tại gia có chi phí đầu tư chỉ khoảng 1.000 USD.
2. Phát triển theo định hướng cuốn chiếu
Thay vì đầu tư toàn bộ các thành phần khác nhau, bạn có thể định hướng mô hình kinh doanh của mình từ đó tập trung đầu tư mạnh vào những yếu tố cần để mô hình có thể hoạt động.
Với hình thức phát triển theo định hướng cuốn chiếu, giai đoạn đầu bạn sẽ nhẹ đầu hơn trong quá trình tính toán chi phí, thuế hay kiểm tra sổ sách. Sau đó, bạn sẽ bổ sung các thành phần còn lại khi mô hình kinh doanh đã hoạt động. Khoảng thời gian bắt đầu bổ sung là khi mô hình kinh doanh đã có kết quả. Bạn không cần quan tâm là lỗi hay lãi, khi có doanh thu bạn vẫn nên bỏ một phần để đầu tư tiếp cho tương lai. Đó là điều dễ hiểu.
3. Outsource
Nguồn vốn bên ngoài – đây là một trong những lựa chọn mở rộng khi bạn muốn cắt giảm chi phí. Có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền cho các mô hình kinh doanh mới nếu như họ thấy bạn có đủ tiềm năng.
Tất nhiên bạn sẽ phải đánh đổi một khoản lợi nhuận hoặc những quyền lợi cho các nhà đầu tư này, mặc dù vậy họ đã giúp bạn hoàn thiện giấc mơ kinh doanh thì chẳng có lý gì bạn không trả ơn họ với những gì họ xứng đáng. Việc xin khoản tiền đầu tư bên ngoài không hề đơn giản nên bạn vẫn cần tự lo cho mình trước khi kêu gọi vốn.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh nhỏ của bạn có thể kết hợp với các nhóm outsourcing. Giả sử như công ty bạn chuyên về xây dựng, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những đối tác outsource và chuyển đổi thành công ty môi giới, kiếm lời từ hoa hồng. Không những bạn có được kinh nghiệm cần thiết cho tương lai, lượng quan hệ đắt giá mà bạn còn có khoản chi phí để phục vụ cho việc đầu tư sau này.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng khẩu hiệu: “Xây dựng giá siêu rẻ, không cần xây, vẫn có nhà để ở!” Mặc dù chuyển hưởng thành bên thứ 3 có thể không đủ làm bạn hài lòng vì trong toàn bộ quá trình bạn chỉ đóng góp chứ ít tham gia nhưng đầu là cách bạn tiết kiệm được khoản tiền đầu tư vô cùng lớn trong tương lai.
Khi xây dựng mô hình kinh doanh nhỏ, nếu không chắc về sự thành bại của nó thì bạn nên cân nhắc giảm thiểu chi phí đầu tư. Một ý tưởng kinh doanh tốt và một tiềm lực tài chính tốt sẽ thật tuyệt vời. Nhưng ban đầu cứ chậm mà chắc cho an toàn.