082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Bí quyết tìm lại động lực cho nhân viên mà ông chủ nên học theo

Trong quá trình làm việc, có lúc nhân viên sẽ cảm thấy công việc của mình rất “thăng hoa” và cũng có những lúc họ sẽ cảm thấy “tụt dốc” chán nản. Khi đó nhà lãnh đạo cần có những giải pháp để “sốc lại” tinh thần và cho họ động lực để tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến cho công ty.

Trong quá trình làm việc, có lúc nhân viên sẽ cảm thấy công việc của mình rất “thăng hoa” và cũng có những lúc họ sẽ cảm thấy “tụt dốc” chán nản. Khi đó nhà lãnh đạo cần có những giải pháp để “sốc lại” tinh thần và cho họ động lực để tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến cho công ty.

Nhân viên cảm thấy: “Không đủ quan tâm để làm vấn đề này” – Lãnh đạo hãy lắng nghe họ “muốn gì”
 

Giáo sư Richard E. Clark, Phó chủ tịch nghiên cứu khoa học của Chan Zuckerberg Initiative có bài viết trên Harvard Business Review, ông đưa ra số liệu rằng 40% sự thành công trong các dự án là đến từ các thành viên đội nhóm. Những thành viên đó phải là người sẵn sàng làm việc, chịu đối mặt với những phiền muộn và nỗ lực để thành công. Muốn thế, họ phải có động lực, phải yêu thích công việc của mình. Nếu họ cảm thấy công việc này chẳng liên quan đến sở thích, lợi thế cũng chẳng mang lại cho họ những lợi ích, họ sẽ không có động lực để làm.

Các nhà quản lý  thường lúng túng không biết làm gì khi nhân viên của mình trong tình trạng “don’t care” mọi thứ. Điều đáng nói, nhà lãnh đạo thường chỉ nghĩ những động lực cho bản thân mà quên rằng họ chính là người mang lại động lực cho nhân viên của mình. Giải pháp đưa ra cho ông chủ đó là hãy tìm hiểu xem nhân viên của mình quan tâm những gì và liên kết với nó như thế nào trong công việc. Hãy ngồi lắng nghe, bày tỏ và đưa ra quan điểm của chính mình để nhân viên “sốc lại” tinh thần và có những cách nhìn nhận đúng đắn về công việc họ được giao.

Qua cuộc trò chuyện, không chỉ khoảng cách giữa nhân viên và sếp được rút ngắn lại mà nhân viên cũng cảm thấy họ cần phải cố gắng hơn rất nhiều để không phụ lòng tin tưởng, kỳ vọng của sếp. Việc đưa ra những công việc nhân viên không mong muốn cũng là một cách tốt để họ thử sức, tư duy sáng tạo và phát triển bản thân.

Nhân viên thiếu tự tin “Tôi không làm được” - Lãnh đạo xây dựng sự tự tin “Bạn hoàn toàn có thể thành công”
 

Bắt đầu nhận công việc được giao, nhân viên sẽ có cảm giác mình chưa đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để thực hiện, rằng công việc này vượt quá sức của mình.

Việc của nhà lãnh đạo khi đó là phải xây dựng được niềm tin cho nhân viên của mình theo nhiều cách khác nhau. Có thể là đưa ra những dẫn chứng những lần họ vượt qua những thử thách tương tự trong quá khứ. Cũng có thể là dẫn chứng về một người khác giống họ, đã vượt qua thử thách tương tự.

tony-dzung-bi-quyet-tim-lai-dong-luc-cho-nhan-vien-ma-ong-chu-nen-hoc-theo

Hãy đưa ra cho họ những cách thực hiện công việc theo từng bước, chia nhỏ công việc để có thể dễ dàng xoay xở. Thông thường những nhân viên cảm thấy thiếu sự tự tin thường là những người mới bắt đầu vào nghề, kinh nghiệm còn ít. Họ nghĩ rằng việc hoàn thành công việc này đòi hỏi quá nhiều thời gian và sức lực học có thể.

Hãy giải thích cho họ tin rằng, họ đang tự đánh giá quá thấp năng lực của mình, họ có thể làm được hơn thế chỉ cần họ có quyết tâm. Khi họ có sự động viên từ nhiều phía, họ sẽ tự tin bắt tay vào công việc và cố gắng hoàn thành đó hết khả năng của mình.

Nhân viên bị cảm xúc chi phối – Lãnh đạo tích cực lắng nghe, chia sẻ
 

Những nhân viên hướng ngoại sẽ rất dễ bị những cảm xúc bên ngoài chi phối. Vui quá cũng không thể làm việc mà buồn quá cũng không thể làm việc. Giải pháp cho các nhà quản lý đó là, hãy tích cực lắng nghe, chia sẻ và giúp họ cân bằng cảm xúc.

Đừng thể hiện sự đồng tình hay phản đối cũng đừng cố gắng hỏi những gì nhân viên đang gặp phải. Hãy bằng cách nào đó, để nhân viên cảm thấy có thể chia sẻ mọi chuyện với mình và việc của mình là lắng nghe nhân viên. Khi họ được lắng nghe có nghĩa là họ đang được người thứ 3 thấu hiểu, cảm xúc tiêu cực sẽ được xoa dịu đi. Đừng quên đưa cho họ những lời khuyên để giúp họ có những cách xử lý kết thúc việc ngoài lề và tập trung lại cho công việc. Lãnh đạo hay người quản lý cần phải như một “chuyên gia tâm lý” sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên kịp thời.

“Động lực” là yếu tố thúc đẩy thành công của công việc. Khi xác định được động lực rõ ràng, bạn cứ thể mà thẳng bước tiến lên phía trước. Công việc luôn có những lúc “thăng” những lúc “trầm”. Một lúc nào đó bạn muốn bỏ cuộc thì hãy nhớ lại động lực gì khiến bạn bắt đầu. Và nhà quản lý hãy chịu khó lắng nghe, chia sẻ tích cực với nhân viên. Cả sếp và nhân viên hiểu được nhau muốn gì, mục tiêu là gì thì sẽ dễ dàng làm việc với nhau hơn. Hãy là một ông sếp “khó tính” nghiêm khắc đúng lúc và “dễ tính” đúng thời điểm.

Tony Dzung