082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

Đi làm bao nhiêu năm bạn vẫn chưa được thăng tiến, lý do vì sao?

Nhiều người lao động vẫn đặt ra câu hỏi vì sao mình đi làm cũng như bao người khác, thời gian như nhau, lĩnh vực làm như nhau nhưng tại sao người ta được thăng tiến nhanh chóng còn mình thì vẫn chỉ là một nhân viên “quèn”. Lý do được trả lời ở bài viết sau -  Bài học thành công: Đi làm bao nhiêu năm bạn vẫn chưa được thăng tiến, lý do vì sao?

Nhiều người lao động vẫn đặt ra câu hỏi vì sao mình đi làm cũng như bao người khác, thời gian như nhau, lĩnh vực làm như nhau nhưng tại sao người ta được thăng tiến nhanh chóng còn mình thì vẫn chỉ là một nhân viên “quèn”. Lý do được trả lời ở bài viết sau -  Bài học thành công: Đi làm bao nhiêu năm bạn vẫn chưa được thăng tiến, lý do vì sao?

1. Bạn có kiến thức nhưng chưa đủ chuyên môn
 

Kiến thức là lý thuyết còn chuyên môn là thực hành, lý thuyết và thực hành thì luôn đi kèm với nhau. Có thể khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn học rất giỏi, bạn tốt nghiệp với chiếc bằng xuất sắc nhưng khi bắt tay vào là việc bạn lại thiếu kinh nghiệm do chưa được thực hành. Biết lý thuyết mà không biết thực hành, biết thực hành mà không biết lý thuyết thì đều không thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Muốn thăng tiến bạn phải không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo trong công việc. Muốn sáng tạo trước hết bạn phải làm chuẩn trước – có kiến thức nền tảng vững chắc trước. Hãy cứ thực hành thật nhiều, sai thì làm lại không vấn đề gì cả. Học mà không được áp dụng thực tế thì bạn sẽ chỉ là “con lợn” béo kiến thức mà thôi, đó chính là bài học thành công.

tony-dzung-bai-hoc-thanh-cong-di-lam-bao-nhieu-nam-ban-van-chua-duoc-thang-tien-ly-do-vi-sao

2. Bạn thiếu kỹ năng của một nhà quản trị
 

Một nhân viên được thăng tiến có nghĩa là vị trí cấp bậc của bạn đã cao hơn. Thăng tiến không chỉ còn giới hạn ở làm một công việc chuyên môn mà nó sẽ ở một cấp độ khó hơn. Bạn sẽ phải vừa làm việc chuyên môn vừa làm quản lý. Đó là điều khác biệt giữa nhân viên bình thường và nhà quản lý – người được thăng tiến. Đã là nhà quản lý, muốn nhân viên cấp dưới nghe lời thì bạn phải có kỹ năng và tư duy quản trị để  nói phải có người nghe, bảo phải có người làm. Khi cân nhắc 2 nhân viên có trình độ như nhau nhưng một người có “tiếng nói” có “uy” thì chắc chắn sẽ được chọn.

3. Bạn bảo thủ - Không nhận đóng góp từ cấp trên
 

Thực tế cho thấy rất nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên dựa vào thái độ. Nếu ứng viên đó tuy có kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nhưng có thái độ tích cực ham học hỏi, nhiệt tình với công việc thì vẫn được trúng tuyển như thường. Ngược lại, những người cho rằng bản thân mình giỏi hơn người khác và luôn cho rằng mình là đúng thì bị loại ngay từ “vòng gửi xe”. Không ai muốn làm việc với một người mà một mình một tính không chịu lắng nghe góp ý của người khác. Đặc biệt cũng chẳng ai muốn quản lý của mình là người bảo thủ. Thử tưởng tượng bản chất làm việc tại doanh nghiệp hầu hết là công việc đội nhóm, các thành viên có sự liên kết với nhau để hoàn thành công việc mà mỗi người một ý không ai chịu lắng nghe ai thì hiệu quả đạt được sẽ như nào hay thất bại ngay cả khi chưa bắt tay vào việc.

Bài học thành công chỉ ra rằng càng những người cấp trên họ lại càng có kiến thức và chuyên môn giỏi. Chính vì vậy họ mới có thể đứng ở vị trí cao hơn bạn. Người cấp trên không ai muốn phá hủy công việc của các nhân viên mà đưa ra những lời khuyên sai, những lời khuyên họ đưa ra đều muốn tốt cho cả nhân viên và tốt cho lợi ích công ty. Vì vậy thay bằng cãi lại họ, hãy nhận lời đóng góp đấy và suy nghĩ. Muốn thăng tiến để người khác nghe lời mình thì trước hết bạn phải nghe lời người khác đã.

tony-dzung-bai-hoc-thanh-cong-di-lam-bao-nhieu-nam-ban-van-chua-duoc-thang-tien-ly-do-vi-sao

4. Bạn không chủ động trong công việc
 

Không chủ động trong công việc không phải là phẩm chất của một nhà quản lý hay một nhà lãnh đạo. Điều mà cấp trên nhìn vào bạn để xem xét bạn có thể thăng tiến hay không phụ thuộc vào bạn có chủ động trong công việc hay không. Chủ động trong công việc được thể hiện ở thái độ, tốc độ hoàn thành công việc và tinh thần chủ động khi nhận việc. Một nhân viên chủ động là một nhân viên xông xáo, sẵn sàng làm cả những công việc không thuộc phạm trù chuyên môn của mình.

“Ỷ lại giao việc nào làm việc nấy thì sao có thể quản lý nhân viên mà đòi thăng tiến” - đó là cách suy nghĩ của người lãnh đạo cấp trên khi xem xét bạn có khả năng được thăng tiến hay không.

5. Bạn thiếu kỹ năng mềm trong cách hành xử
 

Để được thăng tiến không đơn thuần bạn cứ giỏi, cứ đạt được nhiều thành tựu trong công việc là sẽ được cân nhắc. Nên nhớ rằng dù bạn có thể hoàn thành công việc tốt đến mấy mà thái độ và phong cách làm việc lại thiếu đi tính chuyên nghiệp và chỉnh chu thì bạn cũng không hợp để trở thành một nhà quản lý hay một nhà lãnh đạo. Bởi đã lên một vị trí cao là sẽ được nhiều người nhìn vào và đánh giá. Những vị trí đó được xem là bộ mặt của cả công ty, người ta có thể sẽ nhìn vào mỗi bạn mà đánh giá cả công ty thế nào. Do vậy, sự chuyên nghiệp của các kỹ năng mềm trong việc xử lý các tình huống là vô cùng quan trọng và không thể thiếu.

Sau bài viết này, nếu thấy bản thân còn những “khuyết điểm” trên thì đó chính là lý do vì sao bạn và người ta cùng vạch đích nhưng đường đến thành công của bạn lại chậm hơn người ta. Hy vọng với những chia sẻ về bài học thành công trên là hữu ích để bạn có thể áp dụng.