Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định, nhiều doanh nhân có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh để thu thêm nhiều lợi nhuận và doanh số. Hiển nhiên một điều rằng, càng đầu tư càng phát triển sẽ càng gặp những khó khăn và rủi ro. Hãy tham khảo và kết hợp một số chiến lược sau đây để giúp bạn mở rộng kinh doanh thành công.
1. Giới thiệu sản phẩm mới
Một sản phẩm mới mang tính đột phá và sáng tạo sẽ nhận được nhiều sự chào đón của khách hàng. Fred Wainwright, Giám đốc điều hành đồng thời là phó giáo sư tại Trung Tâm Private Equity and Entrepreneurship ở Trường kinh doanh Tuck ở Dartmouth cho biết, kết quả nghiên cứu sơ bộ là một điều cần thiết để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm với giá cả hợp lý, lựa chọn được sản phẩm có giá trị đích thực và phát triển một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Chiến lược mở rộng kinh doanh bằng việc đưa ra những sản phẩm mới cũng là cách truyền thông cho chính doanh nghiệp của mình. Khi đã có một lượng khách hàng trung thành, đừng quên tận dụng họ để PR cho những sản phẩm mới với giá trị tiềm năng. Sản phẩm mới ra đời cũng vẫn cần những chiến lược để không làm mất vị trí của sản phẩm cũ trong lòng người tiêu dùng.
2. Đưa sản phẩm ra thị trường mới
Tập trung vào một thị trường tiềm năng là điều tốt, tuy nhiên trong kinh doanh ma thoát ra khỏi “vùng an toàn’ là điều rất tuyệt vời. Việc nghiên cứu thị trường vốn rất quan trọng và cần thiết, khi hiểu được đối tượng khách hàng của mình, biết được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bạn sẽ lựa chọn cho mình “nơi” để tồn tại.
Việc phát triển thị trường mới có thể giúp bạn tiếp cận được các khách hàng mới, vùng khách hàng và vùng kinh doanh của bạn sẽ mở rộng ra. Điều đó kéo theo thách thức các sản phẩm ra đời sau cần được tối ưu và chất lượng hơn những sản phẩm trước đó.
3. Đăng ký thương hiệu
Khách hàng đến với bạn, quay lại tiếp tục dùng sản phẩm của bạn nhiều khi là do “câu chuyện thương hiệu” bạn kể với khách hàng. Thương hiệu không phải là thứ có thể xây dựng lên sau ngày một ngày hai. Thương hiệu sẽ được tạo nên từ chính những khách hàng fans, khách hàng trung thành. Chiến lược mở rộng kinh doanh bằng việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận. Khi đã có thương hiệu, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhưng áp lực giữ gìn thương hiệu cũng tăng cao hơn.
Hãy xem xét thật kỹ lưỡng và dự đoán tiềm năng phát triển của sản phẩm có thể trụ vững trên thị trường lâu dài hay không? Cùng với việc đăng ký thương hiệu, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với việc marketing, quảng cáo, phân phối sản phẩm và rủi ro tài chính cũng như khủng hoảng truyền thông.
4. Mở rộng dây chuyền
Đối với các loại hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bán lẻ hay dịch vụ có thể điều hành từ xa và dễ dàng làm việc theo dây chuyền. Nếu tự tin với sản phẩm của mình và đã nghiên cứu kỹ thị trường, có ý định mở rộng thị trường thì mở rộng dây chuyền sẽ là điều cần thiết và hiển nhiên. Điều đó sẽ giúp bạn đáp ứng cung và cầu cho khách hàng và phát triển quy mô doanh nghiệp lớn mạnh hơn.
Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải biết chính xác xem liệu có nên mở rộng dây chuyền hay không? Trước khi quyết định thay đổi kinh doanh bạn đều phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Việc xác định các thủ tục các hoạt động kinh doanh phải đưa ra một cách chi tiết. Phát triển mở rộng kinh doanh đồng thời cũng phải phát triển, đào tạo nhân viên mới tại các chi nhánh cơ sở mới. Làm như vậy, bạn mới có thể giữ vững được thương hiệu kinh doanh và thu được nhiều lợi nhuận.
5. Liên kết các công ty
Một sự sáp nhập hay cổ phần hoá kết hợp giữa các công ty làm ăn tốt nhất, mở rộng lượng khách hàng, nâng cao sở hữu trí tuệ và tiến hành tốt các hoạt động kinh doanh đang là một hướng đi đúng cho các doanh nghiệp.
6. Đưa sản phẩm ra thị trường thế giới
Nếu kinh doanh mang tầm cỡ quốc tế tức là phải có xuất khẩu, giấy phép kinh doanh để trở thành một công ty liên doanh hay nhà máy. Dù bạn chọn hình thức kinh doanh nào thì bạn cũng nên nắm chắc và tuân theo những nguyên tắc kinh doanh cơ bản để tiếp cận khách hàng như luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ và các điều luật về hàng hóa của nước sở tại.
Rào cản lớn nhất khi đưa ra sản phẩm ra thị trường thế giới là bản sắc văn hóa khác nhau. Ở một số quốc gia, đặc biệt là các nước khu vực châu Á, các đối tác sẽ rất hay đòi hỏi nhiều. Bước dừng đầu tiên mà bạn nên làm là các hãng môi giới phát triển kinh tế của đất nước bạn chuẩn bị kinh doanh vào, họ sẽ là những người có thể giúp bạn biết được các thông tin chính xác ở nước đó để bạn có thể đi đúng hướng.
Chỉ khi việc kinh doanh của bạn trong giai đoạn đã ổn định thì chiến lược mở rộng kinh doanh mới nên được nghĩ đến. Mở rộng không đơn giản chỉ nằm ở quy mô, nó nằm ở tất cả những thứ tạo nên doanh nghiệp của bạn. Do vậy, để mở rộng kinh doanh bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ từ việc nhỏ nhất.