082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

5 việc nhỏ khiến người lãnh đạo thành công và hạnh phúc hơn

Nhà lãnh đạo thường dành hết thời gian của mình vào công việc nên không còn thời gian quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt cá nhân. Đó không phải là cách khiến bạn thành công, đó cũng không phải là cách bạn đánh đổi để có được sự ngưỡng mộ của kẻ “đứng trên vạn người”. Dưới đây là 5 việc nhỏ giúp người lãnh đạo có cuộc sống “dễ thở” hơn và từ đó làm việc hiệu quả hơn, thành công hơn.

Nhà lãnh đạo thường dành hết thời gian của mình vào công việc nên không còn thời gian quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt cá nhân. Đó không phải là cách khiến bạn thành công, đó cũng không phải là cách bạn đánh đổi để có được sự ngưỡng mộ của kẻ “đứng trên vạn người”. Dưới đây là 5 việc nhỏ giúp người lãnh đạo có cuộc sống “dễ thở” hơn và từ đó làm việc hiệu quả hơn, thành công hơn.

1. Rèn luyện thói quen ngồi thiền
 

Thay vì vừa thức dậy, bạn đã cầm chiếc điện thoại để check mail, check các đầu việc trong ngày phải làm hãy thử ngồi thiền (ngồi yên lặng hít thở sâu từ 20 – 30 phút). Theo Emma Seppälä - nhà tâm lý học – tác giả cuốn sách The Happiness Track, ngồi thiền rất tốt cho hệ thần kinh. Ngồi thiền giúp con người trở nên bình tĩnh hơn khi phải đối diện với nhiều áp lực trong cuộc sống. Khi bình tĩnh , đầu óc con người sẽ trở nên minh mẫn, tập trung từ đó đưa ra được những quyết định sáng suốt.

2. Sắp xếp công việc hợp lý
 

Việc sắp xếp công việc giúp người lãnh đạo làm việc năng suất hiệu quả hơn. Công việc của lãnh đạo thường “như núi” chưa kể một sai lầm phổ biến của họ là để nhân viên điền vào lịch làm việc của mình – những công việc phát sinh. Hãy tạo ra một thói quen sắp xếp các công việc hợp lý, công việc nào là ưu tiên phải làm trước, công việc nào có thể giải quyết sau. Nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng mình có đủ thời gian để giải quyết các công việc quan trọng, phức tạp mà không bị chậm trễ kéo dài sang ngày khác. Nhiều nhà lãnh đạo vẫn nghĩ rằng mình có khả năng giải quyết nhiều công việc cùng một lúc nhưng thực tế không phải như vậy, càng nhiều công việc phải làm thì càng thời gian dành cho các công việc được chia ra và kết quả đạt được sẽ không cao.

Hãy tận dụng nhịp điệu sinh học tự nhiên của cơ thể bằng cách tập trung vào các phần việc phức tạp và đòi hỏi sự sáng tạo trong buổi sáng và sắp xếp các cuộc họp hành có tính chất đơn giản hơn vào buổi chiều.

3. Giảm bớt nhân sự cho một cuộc họp
 

Với số lượng nhân sự vừa đủ nhưng quan trọng trong cuộc họp sẽ đạt hiệu quả hơn là nhiều nhân sự nhưng sau kết quả sau cuộc họp không thu lại được điều gì.

Năm 2015 một nghiên cứu của HBR và nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy lợi ích của việc họp hành với số lượng nhân sự tối thiểu. Hãy hạn chế số lượng nhân sự tham gia cuộc họp trong khoảng 8 người hoặc có thể ít hơn để đạt hiệu quả cao và tránh mất nhiều thời gian (trừ những cuộc họp đơn thuần chỉ là thông báo thông tin). Hãy chắc chắn rằng mỗi cuộc họp đều đưa ra những phần việc cụ thể, thời hạn hoàn thành và xác định được người chịu trách nhiệm chính. Việc xác định người chịu trách nhiệm chính trong cuộc họp là “chiến thuật” của gã khổng lồ Apple quản lý hiệu quả lượng nhân sự của mình.

5-viec-nho-khien-nguoi-lanh-dao-lam-it-hon-thanh-cong-va-hanh-phuc-hon

4. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
 

Một đặc điểm chung của những nhà lãnh đạo là họ thường làm việc “quên ngày tháng” không nghĩ đến những thứ  khác ngoài công việc. Đó không phải là cách sống khoa học. làm việc và chăm sóc cuộc sống cá nhân phải được cân bằng. Thậm chí nếu bạn có dành thời gian cho công việc 7/10 thì cũng nên dành thời gian cho nghỉ ngơi 3/10. Thời gian bạn dành cho cuộc sống cá nhân nhiều không hẳn là bạn đang lười biếng và chán nản công việc mà nó gián tiếp giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Ngoài thời gian làm việc, người lãnh đạo nên có những hoạt động vui chơi, giải trí để xả stress, căng thẳng mệt mỏi. Sau thời gian đầu óc được giải tỏa, “làm mới” bạn sẽ có thêm những ý tưởng tuyệt vời để phục vụ công việc.

Cũng đừng quên mọi thứ chỉ là phù du nếu bạn cứ chăm chăm vào kiếm tiền mà không quan tâm, vun vén gia đình bé nhỏ của mình. Thời gian dành cho gia đình sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực làm việc. Không có gì tuyệt vời hơn nếu như bạn vừa là một người tài giỏi, thành công vừa là một người hạnh phúc.

5. Sắp xếp góc làm việc ngăn nắp
 

Việc sắp xếp chỗ làm việc ngăn nắp cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của người lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo áp dụng phương pháp 5S của Nhật Bản như sau. 5S là phương pháp quản lý và sắp xếp không gian làm việc bắt nguồn từ Nhật

Bản nhằm nâng cao hiệu suất lao động và giảm chi phí cho doanh nghiệp. 5S bao gồm các quy định về hành vi dành cho mọi CBNV khi sinh hoạt, làm việc với mọi người trong không gian làm việc chung.

5S hoạt động dựa trên các tiêu chí: S1- Sàng lọc; S2 – Sắp xếp; S3 – Sạch sẽ; S4: Săn sóc; S5 – Sẵn sàng:

S1 - Sàng lọc: Phân loại vật dụng, tài liệu cần thiết cho công việc (laptop, sổ, bút,...); Loại bỏ những thứ không cần thiết (không phục vụ công việc); Xác định đúng số lượng những thứ cần thiết

S2 - Sắp xếp: Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ; Đảm bảo nguyên tắc “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, dễ vệ sinh”; Đảm bảo mỹ quan gọn gàng, ngăn nắp.

S3 – Sạch sẽ: Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi; Luôn lau chùi định kỳ hằng tuần; Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ.

S4 – Săn sóc: Thực hiện S1, S2, S3 mọi lúc mọi nơi; Tổ chức thi đua đánh giá kết quả thực hiện giữa các phòng ban

S5 – Sẵn sàng: Tạo thành nề nếp, thói quen, tự nguyện, tự giác thực hiện và duy trì.

Trên đây là 5 việc rất nhỏ khiến nhà lãnh đạo thành công và hạnh phúc hơn. Khi có các việc này được lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ trở thành thói quen cho lãnh đạo và từ thói quen tốt sẽ tạo nên “số phận” – thành công, hạnh phúc.