Nhiều người nhận thấy rằng bằng con đường kinh doanh bạn sẽ kiếm được nhiều tiền nhất và nhanh nhất. Thực tế đúng là như vậy nhưng trước khi bắt đầu “kiếm tiền” bạn phải lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp. Dưới đây là 5 mô hình khởi nghiệp hiệu quả và dễ dàng áp dụng nhất cho cả những người mới lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh.
1. Mô hình khởi nghiệp hộ gia đình
Mô hình khởi nghiệp hộ gia đình là mô hình kinh doanh phổ biến và dễ gặp nhất trên thị trường. Với mô hình này, “lãnh đạo” thường là một cá nhân hoặc gia đình đảm nhiệm cùng với các vai trò từ “quản lý” đến “nhân viên” tại một cửa hàng tạp hóa, một tiệm làm tóc hay một cửa hàng quần áo.
Số vốn để áp dụng mô hình kinh doanh này thường không lớn và các khoản chi phí phát sinh thường ít xảy ra do “nhân viên” đều là những người trong gia đình và kinh doanh nhằm mục đích nuôi sống bản thân và gia đình. Với loại mô hình kinh doanh này sẽ không sự cạnh tranh giữa các nhân viên mà tất cả mọi người sẽ chỉ tập trung vào mục đích cao nhất là kiếm tiền.
2. Mô hình khởi nghiệp hướng chuyển nhượng
Đây là một mô hình kinh doanh khá hay, các doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh khởi nghiệp này không có ý định trở thành tập đoàn tiền tỷ. Họ tập trung vào mục đích của họ được thành lập để xây dựng những ý tưởng từ những ý tưởng đó họ sẽ bán lại cho các tập đoàn lớn hơn để thu lợi nhuận.
Chớ vội coi thường mô hình kinh doanh này, đây chính là kiểu bán chất xám mà lợi nhuận của nó thu về hơn tất cả những loại hình kinh doanh nào khác. Một thương vụ mua bán có thể đạt đến hàng tỷ đô mang đến cho nhà đầu tư con số lợi nhuận siêu khủng.
Một minh chứng về loại hình kinh doanh này chính là câu chuyện của LinkedIn – trang mạng xã hội dành cho các doanh nhân, người lao động và nhà tuyển dụng đã chính thức về tay của Tập đoàn Microsoft với mức giá 26,2 tỷ đô la Mỹ.
3. Mô hình khởi nghiệp hướng xã hội, phi thương mại
Hiện tại mô hình khởi nghiệp này vẫn đang được phát triển mạnh mẽ và những người đứng đầu tổ chức này thường không phải là nhà kinh doanh mà là nhà hảo tâm muốn cống hiến tiền bạc và công sức cho xã hội. Khởi nghiệp phi thương mại là các tổ chức cộng đồng có thể thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ.
Mục đích của các tổ chức này là từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn, bệnh tật, hiểm nghèo, neo đơn hay bị chất độc màu da cam,… Lập ra không nhằm mục đích kiếm lợi nhuận nhưng các “lãnh đạo” đứng đầu vẫn gọi vốn để duy trì hoạt động xã hội. Các hình thức gọi vốn thường gặp sẽ là gây vốn nội bộ, kêu gọi quyên góp hay tài trợ từ các cá nhân hảo tâm và các tổ chức khác.
4. Mô hình khởi nghiệp “thay đổi thế giới”
Đây là mô hình khởi nghiệp đầy khó khăn và thách thức không phải ai cũng có khả năng làm được loại mô hình này. Hay người ta vẫn thường gọi “sinh ra để thay đổi thế giới”. Thực tế đã chứng minh rằng những tập đoàn lớn như “Google và Facebook” là minh chứng sống cho mô hình kinh doanh này.
Google ra đời là sự mở đầu của cuộc cách mạng thông tin toàn cầu. Sự ra đời của Google có khả năng “đảo lộn” thế giới khi bất cứ một thông tin gì khách hàng không biết đều có thể tra cứu trên Google. Tương tự như vậy, Facebook ra đời là sự tạo kỷ nguyên mới của việc kết nối, chia sẻ và trao đổi thông tin trực tuyến. Bằng những ý tưởng sáng tạo làm giá trị nòng cốt, hai nhà sáng lập đều đã thay đổi thế giới.
5. Mô hình khởi nghiệp “con cưng” của các tập đoàn lớn
Đây là xu hướng kinh doanh có từ rất lâu trên thị trường kinh tế và đến nay nó vẫn được ưa chuộng. Các Tập đoàn lớn thường có những công ty con hay các đại lý phân phối để quá trình kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh những tập đoàn lớn phải luôn tìm cho mình những thị trường ngách khác biệt với đối thủ để tồn tại. Mô hình khởi nghiệp trở thành “con cưng” của các tập đoàn lớn gần giống với mô hình kinh doanh kim tự tháp.
Công ty ngồi trên đỉnh tháp chính là công ty có dòng chảy tiền vào và ít phải nỗ lực kiếm nhất. Với mô hình kinh doanh hiệu này không cần thiết đội ngũ bán hàng phải đông đảo nhưng đội ngũ đó phải là những người luôn sẵn sàng “bất chấp tất cả” để có thể bán được hàng nên dòng tiền cũng chắc chắn hơn. Các “gã khổng lồ” thương mại điện tử trên thế giới thường áp dụng mô hình này để thu về lợi nhuận một cách khôn khéo.
Sử dụng loại mô hình kinh doanh nào còn tùy vào sản phẩm và dịch vụ bạn hướng tới. Cho dù bạn đã gắn bó với nghề kinh doanh lâu năm hay chỉ mới bắt đầu bến duyên với nó thì việc xác định mô hình khởi nghiệp cũng là bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua.