082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

5 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khiến nhân viên gắn bó lâu dài

Nội bộ nhân viên đoàn kết cùng nhau hướng về một mục tiêu của công ty, môi trường làm việc thoải mái, “sạch”, nhân viên làm việc và cống hiến lâu dài với công ty là tất cả những gì nhà quản lý mong muốn và hướng tới. Dưới đây là 5 chiến lược quản trị nhân sự được đúc kết từ kinh nghiệm của các nhà quản lý giúp nhân viên làm việc hiệu quả, năng suất hơn và gắn bó lâu dài.

Nội bộ nhân viên đoàn kết cùng nhau hướng về một mục tiêu của công ty, môi trường làm việc thoải mái, “sạch”, nhân viên làm việc và cống hiến lâu dài với công ty là tất cả những gì nhà quản lý mong muốn và hướng tới. Dưới đây là 5 chiến lược quản trị nhân sự được đúc kết từ kinh nghiệm của các nhà quản lý giúp nhân viên làm việc hiệu quả, năng suất hơn và gắn bó lâu dài.

1. Đặt con người lên hàng đầu
 

Không có cỗ máy nào có thể thay thế bộ óc con người. Doanh nghiệp, tổ chức muốn mở rộng quy mô và phát triển đều do bàn tay và trí óc của con người tạo nên. Tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực – con người là chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả nhất của bất cứ công ty nào.

Cho dù nhân viên ở vị trí nào, thực hiện công việc gì trong công ty thì cũng được tôn trọng và đối xử như nhau. Sự tôn trọng được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: tôn trọng ý kiến, tôn trọng thời gian, tôn trọng đời sống riêng tư,… Sự tôn trọng ấy nên được đến từ 2 chiều: người lao động và người sử dụng lao động thì mới có thể làm việc lâu dài với nhau.

2. Tạo môi trường làm việc thoải mái
 

Giữa nhân viên và sếp luôn có một rào cản nhất định khiến cả hai ít chia sẻ và nói chuyện với nhau. Dần dần nhân viên cảm thấy xa lánh sếp, không dám bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình với sếp. Còn sếp thì ngày càng trở thành “nỗi sợ hãi” của nhân viên.

Xét về lâu về dài, điều này sẽ khiến nhân viên chán nản với công việc, căng thẳng, mệt mỏi và mất dần sự nhiệt huyết với công việc. Nhà quản trị nhân sự phải đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách xóa bỏ ranh giới giữa nhân viên và sếp. Nhân viên được thoải mái đóng góp những ý tưởng của mình, còn sếp thì lắng nghe nhân viên muốn và cần gì để có những phương hướng điều chỉnh phù hợp.

3. Tạo cơ hội phát triển bản thân
 

Tạo cơ hội phát triển bản thân là một phần không thể thiếu trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp – văn hóa đào tạo, học tập từ bên trong. Những tập đoàn lớn đều hội tụ những nhân tài xuất chúng. Hơn cả môi trường làm việc tại các tập đoàn ấy được ví như một trường học mà người lãnh đạo là thầy cô giáo, việc học hỏi như một điều kiện sống còn nếu muốn làm việc và gắn bó lâu dài với công ty. Cho dù bạn là giáo sư, tiến sĩ hay chuyên gia nếu không chịu học hỏi tích lũy thì kiến thức cũng ngày bị thui chột và bị bỏ lại phía sau ngay thôi.

tony-dzung-5-chien-luoc-quan-tri-nhan-su-hieu-qua-khien-nhan-vien-gan-bo-lau-dai

Đối với những nhân viên tài giỏi được làm việc tại môi trường cùng với những người giỏi hơn là điều họ mong muốn. Trong môi trường ấy họ được trau dồi, học hỏi từ đồng nghiệp, từ lãnh đạo để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Càng những nhân viên ưu tú họ lại càng ham học hỏi. Đổi với họ học không bao giờ là đủ và họ không muốn ngày hôm mai của họ chỉ như mãi như ngày hôm nay. Do vậy, muốn nhân viên gắn bó lâu dài với công ty, nhà quản lý phải có phát triển được văn hóa doanh nghiệp để tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên phát triển bản thân.

4. Công bằng, minh bạch
 

Đây là một trong những chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả. Mọi nhân viên đều muốn làm việc tại môi trường công bằng, minh bạch mọi thứ. Cho dù họ có ở vị trí nào hay làm việc gì thì những chế độ đãi ngộ mà công ty dành cho họ cũng phải công bằng với những nhân viên khác.

Nếu như có sự phân biệt chức vụ, vị trí và vai trò trong công ty, các nhân viên sẽ cảm thấy đố kỵ, ghen ghét nhau từ đó gây mất đoàn kết nội bộ. Các thành viên trong doanh nghiệp đều đóng vai trò quan trọng như nhau, nếu thiếu vị trí này vị trí kia không thể hoạt động và làm việc. Do đó họ cần được đối xử công bằng.

Minh bạch, rõ ràng tạo sự tin tưởng giữa nhân viên và tổ chức. Khi đủ tin tưởng nhân viên sẽ sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp và tổ chức.

tony-dzung-5-chien-luoc-quan-tri-nhan-su-hieu-qua-khien-nhan-vien-gan-bo-lau-dai

5. Công nhận thành tựu
 

Những gì nhân viên làm dù là đóng góp nhỏ hay lớn thì cũng đáng trân trọng và một lời khen ngợi, động viên cũng khiến họ cảm thấy mình đang được ghi nhận thành quả. Không ít những nghiên cứu đã chứng minh rằng sự công nhận của cấp trên khiến nhân viên làm việc tích cực hơn. Các hình thức công nhận sự đóng góp của nhân viên cho tổ chức không nhất thiết phải quá tốn kém. Đó có thể chỉ cần là 1 email cảm ơn, một văn bản từ ban giám đốc nhằm ghi nhận những thành tích mà nhân viên đã đạt được. Hoặc đơn giản chỉ là một lời khen: “Bạn đã làm rất tốt. Cố gắng phát huy nhé!”cũng đủ để tạo cho nhân viên động lực cố gắng làm việc và cống hiến nhiều hơn.

Hãy suy nghĩ tích cực rằng người lao động và người sử dụng lao động không phải là một cuộc trao đổi bán hàng người bán – kẻ mua mà cả hai đều làm việc với một mục đích cuối cùng là đặt được mục tiêu mà bản thân mình đặt ra. 5 chiến lược quản trị nhân sự trên hy vọng sẽ giúp nhà quản lý có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình thu hút và giữ chân được nhiều tài năng cống hiến cho công ty.