082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

5 bí kíp khiến nhân viên không thể từ chối cùng xây dựng văn hóa học tập

Tại nơi làm việc sẽ có những nhân viên ham học hỏi, nếu có cơ hội được học tập họ sẽ không từ chối và cũng sẽ có những nhân viên bản chất rất thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại lười biếng và ỷ lại. Để xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp, 100% nhân viên phải tham gia góp sức. Vậy làm thế nào để “cổ vũ” “thức tỉnh” những nhân viên lười biếng kia?

Tại nơi làm việc sẽ có những nhân viên ham học hỏi, nếu có cơ hội được học tập họ sẽ không từ chối và cũng sẽ có những nhân viên bản chất rất thông minh, nhanh nhẹn nhưng lại lười biếng và ỷ lại. Để xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp, 100% nhân viên phải tham gia góp sức. Vậy làm thế nào để “cổ vũ” “thức tỉnh” những nhân viên lười biếng kia?

1. Vạch ra lợi ích cụ thể cho từng cá nhân
 

Mỗi một vị trí trong công ty đóng góp một vai trò khác nhau và đương nhiên mục tiêu nghề nghiệp họ định ra cũng khác nhau. Tùy vào định hướng công việc của mỗi nhân viên hãy đưa ra cho họ một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Những lời hứa suông sẽ không có  thể tạo động lực cho họ bằng sự cam kết ràng buộc.

Những lợi ích chung chung bạn đưa ra chỉ bạn quan tâm thôi còn nhân viên họ quan tâm lợi ích cá nhân họ. Việc của nhà lãnh đạo hãy có những chiến lược sáng suốt để gián tiếp từ lợi ích cá nhân của nhân viên đi đến lợi ích chung của công ty. Hãy chỉ ra cho họ thấy việc học tập, phát triển bản thân là ấm vào thân họ chứ không ai khác.

2. Lấy đội ngũ quản lý làm gương
 

Đội ngũ quản lý là cây cầu kết nối giữa nhân viên và lãnh đạo. Vai trò của nhà quản lý rất quan trọng bởi họ là người truyền đạt những tư tưởng từ lãnh đạo xuống cho nhân viên. Truyền đạt sai, nhân viên thực hiện sai lệch, truyền đạt đúng, nhân viên có định hướng đúng. Thông thường các nhân viên sẽ cảm thấy người quản lý thân thiết và dễ gần hơn người lãnh đạo. Họ có thể dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ của mình với nhà quản lý hơn là người lãnh đạo. Chính vì thế, họ cảm thấy sẽ tin tưởng người quản lý hơn.

Người quản lý là bằng chứng sống của kết quả chịu học tập, chịu tư duy sáng tạo mà lãnh đạo đưa ra làm gương cho nhân viên. Kết luận được nhìn thấy trước khi đưa ra giả thiết nếu xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp thì tương lai bạn sẽ đứng ở vị trí nào? Đó là “chiêu trò” mà người lãnh đạo nên áp dụng với những kẻ thông minh mà lười biếng học tập.

3. Huấn luyện và kèm cặp chặt chẽ
 

Văn hóa học tập trong doanh nghiệp không chỉ được dừng lại ở khẩu hiệu mà nó còn phải được thực thi và áp dụng trong thực tế công việc. Có rất nhiều cách để huấn luyện nhân viên như thuê những giảng viên, diễn giả nổi tiếng tới đào tạo cho nhân viên hoặc cũng có thể để nhân viên học tập lẫn nhau trong nội bộ công ty.

tony-dzung-5-bi-kip-khien-nhan-vien-khong-the-tu-choi-cung-xay-dung-van-hoa-hoc-tap

Lưu ý rằng học phải đi đôi với hành, những kiến thức học được phải được áp dụng nếu không sẽ rơi rụng dần đi. Đầu tư cho nhân viên đi học cũng đừng quên theo sát tiến trình học tập của họ và kiểm tra xem họ học được bao nhiêu và áp dụng được vào công việc bao nhiêu. Đối với những nhân viên lười biếng, hãy để họ thấy việc học tập này là “bắt buộc” nếu họ không chịu học thì chỉ còn cách “out” khỏi công ty mà thôi.

4. Ghi nhận thành quả học tập
 

Khi cố gắng, nỗ lực ai cũng muốn được ghi nhận thành quả. Bằng cách này hay cách khác hãy dành những lời động viên tuyên dương những nhân viên có thành tích học tập và kết quả công việc cao để tạo động lực cho họ cố gắng hơn nữa. Cũng hãy tạo ra một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các nhân viên ai có thành tích cao thì được thưởng giống như cách các thầy cô giáo vẫn động viên những đứa trẻ để nó phấn đấu, nỗ lực mỗi ngày. Các nhân viên sẽ cảm thấy  học tập không chỉ là “trách nhiệm” của bản thân mà còn là “trách nhiệm” đối với doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp.

5. Khuyến khích tinh thần cộng tác
 

Hầu hết các công việc được làm tại doanh nghiệp đều có sợi dây liên kết của các thành viên. Không ai có thể làm việc độc lập một mình mà thiếu sự tương tác và hỗ trợ của các thành viên khác. Khuyến khích tinh thần cộng tác giữa các thành viên là các để 100% góp sức xây dựng văn hóa học tập. Hãy thử nghĩ mà xem, làm việc nhóm mà chênh lệch trình độ sẽ rất khó và mất thời gian. Cá nhân người không chịu học hỏi đấy cũng cảm thấy mình là “gánh nặng” cho cả team và tự bản thân họ sẽ tự ý thức được rằng mình phải trau dồi kiến thức và kỹ năng để theo kịp đội nhóm và không làm tốn thời gian của người khác.

tony-dzung-5-bi-kip-khien-nhan-vien-khong-the-tu-choi-cung-xay-dung-van-hoa-hoc-tap

Xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp được tính bằng công thức:

Learning + Culture = Profits. Do vậy đừng bỏ qua yếu tố quan trọng này, nhờ nó mà con đường đi đến thành công của doanh nghiệp ngắn hơn và dễ dàng hơn.