082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

3 chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp phải nắm chắc

Điều đầu tiên khi xây dựng doanh nghiệp đó chính là người lãnh đạo phải đưa ra những chiến lược kinh doanh để các nhân viên biết được đường đi nước bước để thực hiện các công việc đi đúng hướng. Tuy nhiên, khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh còn khá mơ hồ với nhiều người nên việc áp dụng thực hiện nó còn gặp nhiều khó khăn.

Điều đầu tiên khi xây dựng doanh nghiệp đó chính là người lãnh đạo phải đưa ra những chiến lược kinh doanh để các nhân viên biết được đường đi nước bước để thực hiện các công việc đi đúng hướng. Tuy nhiên, khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh còn khá mơ hồ với nhiều người nên việc áp dụng thực hiện nó còn gặp nhiều khó khăn.

1. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh
 

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, một doanh nghiệp hay một  tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Để xây dựng chiến lược kinh doanh cần bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tìm hiểu thị trường

Thị trường kinh doanh bao gồm rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào lĩnh vực nào thì hãy tập trung tìm hiểu thị trường lĩnh vực ấy bởi tại mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc điểm và tính chât khác nhau. Và chính nhờ những đặc điểm khác biệt này sẽ mang lại những lợi nhuận cho tương lai của bạn. Khi đã đủ thấu hiểu thị trường hiểu được thị trường đang có những gì, chưa có những gì từ đó bạn sẽ đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng

Xét cho cùng khách hàng là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh. Việc xác định được đối tượng khách hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các loại hình sản phẩm phù hợp. Sẽ rất khó để mang sản phẩm của bạn đến với tất cả mọi người do vậy xác định một nhóm khách hàng tiềm năng và tập trung vào nhóm khách hàng ấy sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

tony-dzung-3-chien-luoc-kinh-doanh-cac-doanh-nghiep-phai-nam-chac

Bước 3: Tư duy hệ thống

Chiến lược kinh doanh là kết quả cuối cùng sau quá trình tư duy hệ thống . Quá trình tư duy hệ thống sẽ bao gồm tổng hợp các dữ liệu, con số đã thống kê được để đưa ra các giả định cho sự phát triển doanh nghiệp. Những giả định đó có thể không chính xác được 100% nhưng khi được dựa trên những số liệu thực tế chiến lược kinh doanh của bạn vẫn đúng đắn và hợp lý.

2. 3 chiến lược kinh doanh phổ biến
 

Các chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp linh hoạt áp dụng tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau mà các chiến lược ấy có thể thay đổi. Nhà lãnh đạo phải thực sự hiểu rõ 3 chiến lược kinh doanh cơ bản sau: chiến lược thông dụng, chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh để áp dụng nó cho phù hợp với đặc điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược thông dụng

Chiến lược thông dụng là chiến lược liên quan đến cách đạt được mục tiêu cụ thể sẽ như thế nào. Từ định nghĩa có thể thấy rằng chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương thức thực hiện, giữa kết quả và nguồn lực phải sử dụng. Đây được cho là chiến lược cơ bản nhất được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong việc thực thi các kế hoạch mà công ty đặt ra.

Chiến lược doanh nghiệp

Chiến lược doanh nghiệp chính là chiến lược liên quan trực tiếp đến hoạt động bên trong công ty. Chiến lược này xác định doanh nghiệp sẽ hoạt động trong phân khúc thị trường nào mà loại hình kinh doanh của doanh nghiệp ấy là loại hình gì. Thông thường chiến lược kinh doanh doanh nghiệp sẽ liên quan đến các vấn đề như tầm nhìn để trả lời cho khách hàng câu hỏi: doanh nghiệp bạn làm gì, tại sao doanh nghiệp bạn lại tồn tại và trong tương lai doanh nghiệp bạn sẽ phát triển như thế nào?

tony-dzung-3-chien-luoc-kinh-doanh-cac-doanh-nghiep-phai-nam-chac

Chiến lược cạnh tranh

Đây được coi là chiến lược gây hứng thú các các doanh nghiệp nhất.Họ thường nghĩ rằng doanh nghiệp mình muốn tồn tại và có chỗ đứng thì việc cần làm sẽ là đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Nhưng một điều thú vị trong lĩnh vực kinh doanh, có thể có đến 2 3 doanh nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình khi đặt cùng với các doanh nghiệp khác.

Theo giáo sư của trường đại học Harvard -  Michael Porter thì chiến lược cạnh tranh được tạo ra từ 5 yếu tố. Yếu tố đầu tiên được kể đến là những thành viên mới tham gia vào thị trường cùng lĩnh vực. Hai là mối đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế. Ba là sức mạnh của nhà cung cấp sản phẩm. Bốn là sức mạnh của người mua hàng. Và cuối cùng là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tại trong cùng một lĩnh vực.

3. Áp dụng 3 chiến lược kinh doanh hiệu quả
 

3 chiến lược kinh doanh cơ bản trên sẽ có những tính chất và đặc điểm khác nhau nên tùy vào từng thời điểm doanh nghiệp linh hoạt áp dụng cho phù hợp. Khi áp dụng các chiến lược trên, nhà lãnh đạo nên đặt ra những câu hỏi ví dụ như:

Trong chiến lược thông dụng:

+ Doanh nghiệp có mục tiêu là gì?

+ Bằng những hình thức và phương pháp nào công ty sẽ đạt được mục tiêu

+ Việc sử dụng những hình thức và phương pháp đó sẽ tốn của doanh nghiệp bao nhiêu thời gian để thành công?

+ Liệu có rủi ro hay không?

Trong chiến lược doanh nghiệp:

+ Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới là gì?

+ Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là nhóm nào?

+ Trong thị trường mục tiêu đã tồn tại những gì và chưa tồn tại những gì?

Trong chiến lược cạnh tranh:

+ Đối tượng kinh doanh mới gia nhập thị trường họ là ai?

+ Đối thủ cạnh tranh có điểm mạnh là gì?

+ Bản thân doanh nghiệp đang có điểm yếu gì cần dược khắc phục?

Cuối cùng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, lãnh đạo cần thiết 3 yếu tố: sự tập trung, sự khác biệt, sự liều lĩnh.