Trong kinh doanh, không ai muốn nhận thất bại. Cái giá của thất bại thực sự rất đắt, bạn phải trả giá bằng tiền, bằng mồ hôi và bằng cả nước mắt. Nhưng, bạn sẽ nhận lại được gì sau mỗi lần thất bại, đó là: bản lĩnh, đó là kinh nghiệm và bài học. Có thể bạn chưa biết, 88% các công ty có tên trong danh sách Fortune 500 vào khoảng năm 1955 giờ đã biến mất. Họ đã bị phá sản, sáp nhập hoặc vẫn còn tồn tại nhưng không còn hào quang như thời kỳ trước đây nữa.
Điều đó, chứng tỏ rằng, cho dù hôm nay doanh nghiệp của bạn có “khủng” cỡ nào có đứng ở vị trí cao đến đâu thì nguy cơ sụp đổ vẫn thường trực. Các startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng dễ sụp đổ nếu không trang bị những bài học được rút ra từ thất bại từ người đi trước để làm lá chắn cho chính mình. Dưới đây, 3 bài học đắt giá đến từ những thất bại mà người trẻ khởi nghiệp kinh doanh cần biết.
1. Dám đối mặt với nỗi sợ hãi
Bạn có tin rằng trong kinh doanh, nếu không có thất bại thì thành công của bạn chỉ xứng đáng ở “ao làng” không? Mục đích của người làm kinh doanh là kiếm ra tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Thất bại đồng nghĩa với việc họ mất rất nhiều tiền. Khi khởi nghiệp kinh doanh, xây dựng một doanh nghiệp, ai cũng muốn nó tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài, không ai muốn nó sụp đổ, phá sản. Chính vì vậy, nỗi sợ thường trực của sự thất bại vẫn thường ám ảnh các doanh nhân.
Elon Musk từng có một trò đùa "hết hồn" vào ngày Cá tháng 4, cũng là nỗi sợ hãi lớn nhất của ông: Phá sản công ty. Dù đây là một trò đùa hài hước nhưng nó cũng giúp chúng ta chuẩn bị được phần nào kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp.
Không chỉ Elon Musk mà tất cả các chủ doanh nghiệp đều có chung nỗi sợ này. Tuy nhiên, không nhất thiết phải hoảng loạn khi bạn phải đối diện với phá sản. Tuy khó khăn, nhưng cách tốt nhất để bạn vượt qua nỗi sợ hãi là đối mặt với nó. Chỉ như vậy bạn mới có thể hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu và tìm ra cách giải quyết nó triệt để.
Phòng còn hơn tránh, kể cả khi doanh nghiệp của bạn đang trong thời kỳ hoàng kim cũng đừng chủ quan. Bạn phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Khi có sự chuẩn bị, dự trù cho dù tình huống có xảy ra thật bạn cũng không bị bất ngờ.
2. Luôn cập nhật xu hướng và chuẩn bị để xoay vòng
Cuộc sống thay đổi khiến con người thay đổi theo, khách hàng thay đổi thì thị trường, phân khúc khách hàng của chúng ta cũng sẽ thay đổi. Tất cả các công ty, nhấn mạnh vào các nhà bán lẻ nói riêng phải luôn cập nhật các thay đổi của thị trường.
Ví dụ điển hình chính là sự thành công của Walmart. Walmart đã xoay xở thành công trước cơn bão thương mại điện tử bằng cách kết hợp với những thương hiệu khác để tạo một kho hàng khổng lồ, giữ chân khách hàng trên ứng dụng mua sắm trực tuyến mà họ tạo ra. Thương mại điện tử đã mở ra kỷ nguyên cho những nhà cung cấp lớn như Walmart và đóng cửa các cửa hàng nhỏ lẻ.
Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh không phụ thuộc vào thương mại điện tử, điều bạn cần là cập nhật liên tục các xu hướng của Etsy, Instagram hay Facebook. Đó cũng là một cổng tiếp xúc với khách hàng “cực thịnh” trong thời đại hiện nay.
3. Cá nhân hóa dịch vụ
Các doanh nghiệp nên học hỏi và nghiên cứu hệ thống Sale & Marketing trong thời đại 4.0 để biết được rằng, cá nhân hóa dịch vụ là điều cần thiết của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Khách hàng lựa chọn thay vì lựa chọn đối thủ cạnh tranh là bởi quá trình cá nhân hóa dịch vụ của bạn tốt hơn.
Thực tế cho thấy, các công ty nhỏ thường cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt hơn các tập đoàn lớn. Cách phục vụ thiếu tính cá nhân hóa là một khiếu nại phổ biến khi nói đến các doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn, trong khi đó nó lại góp phần cực lớn để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Ví dụ, khi James Rhee tiếp quản chức vụ CEO của Ashley Stewart – thương hiệu thời trang cho phụ nữ đang đối diện với phá sản, ông đã giúp công ty thực hiện một bước ngoặt rất đơn giản, mạnh mẽ nhưng đầy tính cá nhân: Hãy tử tế.
Về cơ bản, ông hướng công ty giải quyết một nhu cầu thường xuyên bị bỏ qua trong ngành công nghiệp thời trang ngoại cỡ: phụ nữ quá khổ thường không được tôn trọng như những khách hàng khác. Chính dịch vụ khách hàng chu đáo, tận tâm và quan tâm đến từng cá nhân khách hàng đã giúp Ashley Stewart vực dậy mạnh mẽ.
Kinh doanh hiện nay không bó buộc trong thị trường nhỏ lẻ trong nước. Hội nhập toàn cầu đã khiến thị trường của chúng ta thêm nhiều cạnh tranh và mức độ cực kỳ cao. Bạn không chỉ đối mặt với các đối thủ cạnh tranh cùng khối, các doanh nghiệp “lấn sân” cũng sẽ khiến bạn đau đầu. Tuy vậy, toàn cầu hóa cũng mang lại cho bạn những thông tin về kinh doanh nhiều hơn bao giờ hết. Nếu bạn tận dụng nó để xây dựng các chiến lược kinh doanh, sử dụng các mối quan hệ để thúc đẩy tăng trưởng, khởi nghiệp kinh doanh cơ hội thành công của bạn là có thể.