082.999.6886 - 082.999.6633 - 082.999.3663

10 bí quyết “nho nhỏ” cho người “chân ướt chân ráo” học làm sếp

Chúng ta vẫn thường nghe câu: “nhân viên không bỏ việc, họ bỏ sếp”. “Làm sếp khó lắm phải đâu chuyện đùa” đứng ở vị trí cao nhất, tất cả mọi người phải ngước nhìn thì lãnh đạo doanh nghiệp cần học cách “hoàn hảo” trước khi chỉ đạo người khác làm theo ý mình. Dưới đây là 10 điều lưu ý nho nhỏ cũng là 10 bí quyết giúp hành trang trở thành sếp của bạn dễ dàng và thuận tiện hơn.

Chúng ta vẫn thường nghe câu: “nhân viên không bỏ việc, họ bỏ sếp”. “Làm sếp khó lắm phải đâu chuyện đùa” đứng ở vị trí cao nhất, tất cả mọi người phải ngước nhìn thì lãnh đạo doanh nghiệp cần học cách “hoàn hảo” trước khi chỉ đạo người khác làm theo ý mình. Dưới đây là 10 điều lưu ý nho nhỏ cũng là 10 bí quyết giúp hành trang trở thành sếp của bạn dễ dàng và thuận tiện hơn.

1. Lãnh đạo không phải là “phiên bản nâng cao” của người quản lý
 

Lãnh đạo và quản lý là khác nhau, khác cả về mặt khái niệm và mặt đặc điểm, tính chất. Nó được ví như hai trò chơi bóng đá và bóng rổ. Nếu bạn cứ mải chạy theo luật lệ của trò chơi cũ thay vì thích nghi với quy tắc của cuộc chơi mới thì chỉ khiến bạn và các thành viên trong nhóm thất bại mà thôi.

Khi chuẩn bị bước lên vị trí lãnh đạo doanh nghiệp hãy coi mình là người học việc. Bạn phải tìm hiểu và học cách bước vào vai trò lãnh đạo mà cả nhóm đang chờ đợi, làm thế nào để truyền cảm hứng cho nhân viên mỗi ngày. Có thể khi bắt đầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng bạn yên tâm mọi chuyện sẽ vào quy luật ngay thôi. Và trên chặng đường làm sếp, nếu bạn mắc phải một hai sai lầm thì cũng đừng chán nản là mình “vô dụng”. Hãy can đảm thừa nhận và tìm mọi cách để làm tốt hơn vào lần sau.

2. Thích ứng là “viên đạn ma thuật”
 

 Điều khó của người làm lãnh đạo đó là có thể thích ứng được với tất cả các nhân viên. Môi trường làm việc công sở giống như một xã hội thu nhỏ với rất nhiều tính cách và thói quen khác nhau của các đồng nghiệp. Người lãnh đạo phải cố gắng hiểu phong cách của đồng nghiệp và chủ động điều chỉnh mỗi bên một chút tạo nên quy chuẩn chung cho doanh nghiệp. Cấp dưới có thành công thì bạn mới có thể thành công.

tony-dzung-10-bi-quyet-“nho-nho”-cho-nguoi-“chan-uot-chan-rao”-hoc-lam-sep

3. Nhân viên thích sự sắp xếp và hướng dẫn
 

Tâm lý chung của nhân viên đến làm việc sẽ là họ có thể học hỏi nhiều hơn từ sếp và thời gian sẽ giúp họ thành “có kinh nghiệm”. Ngày bé chúng ta thường được dạy: nếu không biết làm gì và không làm được gì thì có thể gọi bố mẹ, thầy cô, những người lớn trong gia đình. Khi tham gia vào lực lượng lao động xã hội, không ai có trách nhiệm làm “thầy cô, bố mẹ” của ai. Thế nhưng, theo khảo sát 65% nhân viên muốn nhận được nhiều phản hồi của sếp hơn so với hiện tại.

4. “Bao bọc” nhân viên chưa bao giờ là điều nên làm
 

Bạn phải hiểu điều cực kỳ quan trọng về ranh giới giữa cung cấp hướng dẫn với quản lý vi mô. Các sếp thường bị mang tiếng xấu vì rất nhiều nhà quản lý vi mô đã không thả lỏng sự kiểm soát cũng như từ chối trao quyền để nhân viên thành công. Hãy nhớ rằng, trong công việc rất cần sự tín nhiệm và uỷ thác. Đó là cách duy nhất để nhân viên, và cả bạn, học hỏi theo cách riêng và phát triển bản thân lên tầm cao hơn.

5. Để nhân viên xử lý phần việc trong phạm vi của họ
 

Không phải lúc nào bạn cũng kè kè bên nhân viên để giám sát họ làm việc. Muốn trao quyền cho nhân viên thực hiện tốt nhất công việc và muốn thử thách năng lực của họ đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải lùi lại một bước. Nếu họ thất bại, đó là lúc bạn “giáo huấn” và họ có cơ hội làm lại. Còn nếu họ thành công khi áp dụng một chiến lược bạn không chọn, đó vẫn là chiến thắng cho bạn.

6. Sắp xếp lịch họp định kỳ với từng cá nhân thường xuyên, nhất quán
 

Đây là điều không hề dễ dàng đối với lãnh đạo doanh nghiệp bởi họ sẽ không có nhiều thời gian để ngồi lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong công ty. Tuy nhiên, đây vẫn là một việc nên làm. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng được sự hiểu nhau và từ đó tạo sự tin tưởng với các nhân viên, thúc đẩy họ làm việc tốt hơn nữa.

7. Tích cực lắng nghe, mặc định tin tưởng
 

Thay vì cứ ngồi một chỗ mà chỉ đạo, hãy tích cực lắng nghe nhân viên. Một cuộc họp đôi khi không quan trọng bạn  nói gì mà nhân viên của bạn nói gì. Chắc chắn không có nhân viên nào muốn công ty cũng mình “xuống dốc” nên luôn mặc định rằng nhân viên có mục đích tích cực khi đóng góp ý kiến cho công ty. Nếu họ phàn nàn về vấn đề gì đó có nghĩa là họ muốn sếp đưa ra những lời khuyên và những chỉ dẫn để có cách giải quyết.

tony-dzung-10-bi-quyet-“nho-nho”-cho-nguoi-“chan-uot-chan-rao”-hoc-lam-sep

8. Đừng để cảm xúc xen lẫn vào công việc
 

Xưa nay người ta vẫn bảo nhau: “Vua nghe vợ mất nước”. Trong công việc không nên để những cảm xúc xen lẫn vào. Người lãnh đạo phải nhìn nhận mọi việc tại nhiều phương diện khác nhau và quyết định mọi việc bằng lý trí. Công việc xen lẫn cảm xúc sẽ nhanh chóng “sụp đổ” trong tay mình. Đây cũng là lý do những người sếp thường rất lạnh lùng, nói ít và thường không bộc lộ cảm xúc trên khuôn mặt của mình, vui buồn đều rất khó đoán.

9. Hãy lạc quan vô điều kiện
 

Nếu bạn làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, áp lực và lo sợ chắc chắn rằng hiệu quả công việc đạt được sẽ không thể như mong muốn. Nhiều ông sếp vẫn cho rằng cách tốt nhất để ‘thúc” nhân  viên là mắng họ thật nhiều. Bạn không biết rằng, nhân viên là họ cũng có “cái tôi” cao ngút trời. Góp ý tích cực tạo ra động lực đáng kể hơn so với những lời phê bình.

10. Khiến nhân viên thành công
 

Thành công của nhân viên chính là thành công của ông chủ. Người ta sẽ nhìn vào hiệu quả làm việc của các thành viên trong nhóm để đánh giá sự thành công của lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nhân viên giỏi khi có một người sếp giỏi và ngược lại.