Doanh nghiệp có phát triển lớn mạnh được hay không là do hệ thống quản lý của tổ chức. Một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, hiện đại sẽ mang về đội ngũ nhân viên tài năng, nhiệt huyết và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống quản lý vô kỷ luật, không bài bản sẽ mang lại cho tổ chức hai từ “thất bại”. Trong kinh doanh, những kiến thức sách vở đôi khi không quan trọng bằng những câu chuyện, bài học thực tế từ những người đi trước – những người đã phải “trả giá” để dạy chúng ta kiến thức ta cần. 4 chiến lược quản lý những vị tướng tài ba trong lịch sử dưới đây dù bạn là lãnh đạo hay quản lý đều nên đọc ít nhất một lần.

1. Giữ cho nhân viên luôn hài lòng
 

Chiến lược quản lý “giữ cho nhân viên luôn hài lòng”, tất nhiên, việc làm này không phải để làm "hư " nhân viên của bạn. Nhưng bạn cần hiểu rằng doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của nhân viên. Nếu không, họ sẽ cảm thấy cách đối xử của bạn là không xứng đáng với những gì họ đã cống hiến cho công ty. Thậm chí, bạn có thể để mất những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu chỉ tập trung vào theo đuổi mục tiêu của công ty mà không quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, Greene viết.

Napoleon - vị tướng tài ba của nước Pháp biết rằng nhiều người trong đội quân của ông đã cảm thấy nhớ nhà và mệt mỏi sau những cuộc chiến đấu dai dẳng. Đó là lý do tại sao ông đã gặp riêng từng binh sĩ, chia sẻ những câu chuyện của từng cá nhân, Greene viết.

Trong những thời điểm mà tinh thần của cả đội quân đi xuống, ông thường động viên tinh thần và chia sẻ với họ để họ biết rằng ông luôn quan tâm và nhìn nhận đến những cống hiến và cả những hy sinh của từng người.

tony-dzung-4-chien-luoc-quan-ly-tu-nhung-vi-tuong-tai-ba-trong-lich-su

2. Luôn sát cánh bên cấp dưới
 

Ngay cả những người lao động hăng hái nhất cũng sẽ có lúc sụt giảm nhiệt tình. Do đó, chiến lược quản lý bạn cần để họ biết rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh họ, sát cánh với họ ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

"Trong giây phút hoảng loạn, mệt mỏi, vô tổ chức, hoặc bất kỳ lý do nào khác khiến cho những người lính gục ngã, sự sát cánh của người chỉ huy để vực dậy tinh thần họ là rất quan trọng", Erwin Rommel, thống chế quân đội Đức (người từng có chiến thuật chiến tranh khiến cho hai vị tướng của đối thủ là Tướng George S. Patton của Mỹ và Thủ tướng Anh Winston Churchill phải ngã mũ) viết.

3. Trở thành nhà lãnh đạo thú vị trong mắt cấp dưới
 

Bằng cách kể một câu chuyện hoặc một trò đùa hài hước trước khi bắt tay vào công việc, nhà lãnh đạo sẽ tạo nên bầu không khí thoải mái và giảm bớt sự e dè và lo lắng của nhân viên, Greene nói.

Hanibal Barca, vị tướng vĩ đại thời La Mã thường có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết để "thổi bùng" tinh thần của những người lính trước mỗi trận chiến. Nhưng ông cũng biết những bài phát biểu sẽ trở nên khó khăn hơn nếu những người lính biết rằng họ sắp phải bước vào một cuộc chiến mà cái chết là điều khó tránh khỏi. Khi đó, Hannibal lựa chọn cách đưa ra những trò giải trí vui nhộn hoặc kể những câu chuyện hài hước để khiến cho tất cả các binh sĩ của ông cười, Greene viết.

tony-dzung-4-chien-luoc-quan-ly-tu-nhung-vi-tuong-tai-ba-trong-lich-su

4. Xây dựng "một nhóm huyền thoại"
 

"Những người lính đã chiến đấu bên cạnh nhau qua rất nhiều cuộc chiến. Họ tự hào về điều đó. Vậy, tại sao bạn không tạo nên 'một nhóm huyền thoại' để vinh danh những chiến thắng vĩ đại của họ?", Greene nói. "Thành công sẽ giúp mang những thành viên trong một nhóm xích lại gần nhau và gắn bó với nhau hơn. Vì vậy, hãy tạo ra một biểu tượng và khẩu hiệu phù hợp với 'nhóm huyền thoại'. Binh lính của bạn chắc chắn sẽ muốn phấn đấu để có thể gia nhập nó".

Khi Tướng George Washington tìm kiếm một nơi để đặt doanh trại quân đội vào mùa đông khắc nghiệt năm 1777-1778, ông đã chọn Valley Forge, Pennsylvania. Tại đây, Washington và những người lính của mình đã phải chịu đựng những ngày tháng đói rét và sự lây lan của bệnh tật.

Tính đến cuối tháng 2/1778, đã có tới 2.500 binh lính đã chết. Tuy nhiên, những người sống sót vẫn cảm thấy vô cùng tự hào vì họ đã chứng minh được rằng mình đã vượt qua được những thử thách khó khăn nhất và không có gì có thể ngăn chặn họ chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống lại người Anh.

Nguồn: BusinessInsider

 

 

Bài viết liên quan
Nguyên lý tĩnh – động và nghệ thuật lãnh đạo

Nguyên lý tĩnh – động và nghệ thuật lãnh đạo

Những người sếp cô đơn và câu chuyện 3 chữ “T” tạo nên một người lãnh đạo

Những người sếp cô đơn và câu chuyện 3 chữ “T” tạo nên một người lãnh đạo

Đặc điểm “thu phục lòng người” chỉ có ở những người lãnh đạo xuất sắc

Đặc điểm “thu phục lòng người” chỉ có ở những người lãnh đạo xuất sắc

5 đặc điểm của một nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại

5 đặc điểm của một nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP