Điều gì tạo nên một công ty lớn mạnh? Câu trả lời rất đơn giản… nhờ vào đội ngũ nhân viên tuyệt vời. Không phải ngẫu nhiên, tất cả các tập đoàn lớn trên thế giới luôn coi trọng việc xây dựng và quản trị nhân sự. Việc xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh sẽ giúp công ty ngày càng  phát triển và tồn tại lâu dài.

Jim Collin, nhà tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh, nhà văn, và là giảng viên chuyên ngành phát triển bền vững doanh nghiệp chia sẻ: “Những vị giám đốc điều hành biết cách đưa một công ty từ tốt đến vĩ đại không bao giờ xác định đích đến rồi mới tìm người thích hợp lái xe đến đó. Đầu tiên, họ tìm người thích hợp lên xe (và mời những người không thích hợp xuống xe), sau đó họ quyết định bến đỗ cuối cùng”.

Muốn gây dựng một cơ nghiệp hàng triệu đô, người doanh nhân thực sự tài giỏi phải có những chiêu thức “thu hút” những người tài giỏi hơn mình về giúp đỡ mình và quan trọng là phải đặt họ đúng chỗ. Và để thực hiện quy trình xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh gồm 5 bước sau:

Bước 1: Xác định tiêu chuẩn cần và đủ cho từng vị trí
 

Khi tuyển dụng nhân sự cho bất kỳ vị trí nào nhà quản trị nhân sự cũng phải chú trọng vào cả 2 yếu tố: TÂM và TÀI. Thật dễ dàng để tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm chỉ cần bạn đưa ra cho họ một chế độ đãi ngộ tốt, một mức lương đáng mơ ước, bạn đã có thể mang họ về công ty mình. Nhưng để tìm một người mà vừa có tâm vừa có tài là việc không hề đơn giản.

“Tâm” ở đây có nghĩa là những người nhiệt huyết và đam mê với công việc. Họ làm việc không đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu mà luôn muốn cống hiến công sức của mình cho công việc và công ty. Đối với những người có “tâm”, họ sẽ toát ra một năng lượng tích cực có thể truyền cảm hứng cho người khác và khích lệ những người xung quanh làm việc.

Họ sẵn sàng làm thêm giờ và làm việc vào cả ngày nghỉ để hoàn thành mục tiêu công việc cũng như hoàn thành mục tiêu phấn đấu phát triển không ngừng của chính bản thân mình.

Bước 2: Tìm kiếm và thu hút người có tài, có tâm
 

Trong quá trình xây dựng đội ngũ nhân viên, tuy là khó có thể tìm được những ứng viên vừa có tài vừa có tâm nhưng không phải là không thể. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, họ có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút những ứng viên vừa có tâm vừa có tài. Họ có số vốn mở đầu hạn hẹp nên họ chấp nhận “những viên kim cương thô” chưa được mài giũa chưa được khám phá. Những “viên kim cương’ đó thường là những sinh viên mới ra trường, những người trẻ đầy nhiệt huyết và ý chí muốn phấn đấu vươn lên. Họ có cả tâm lẫn tài chỉ có kinh nghiệm của họ là chưa nhiều. Doanh nghiệp chấp nhận nhận họ vào làm việc để có thể đào tạo kỹ năng cho họ ngay từ đầu và muốn họ gắn bó lâu dài với công ty.

tony-dzung-quy-trinh-xay-dung-doi-ngu-nhan-vien-manh-doanh-nghiep-phai-biet

Còn đối với các công ty mang tầm cỡ thế giới và có quy mô lớn việc thu hút những chuyên gia có kinh nghiệm rất quan trọng. Họ  đến với công ty của bạn mang theo những kinh nghiệm và tiêu chuẩn làm việc hàng đầu từ các công ty đa quốc gia về áp dụng cho công ty của bạn.

Bước 3: Lựa chọn và đánh giá
 

Những ứng viên đến và hỏi đến giờ giấc làm việc cũng như ngày nghỉ trong tuần như thế nào thường bị đánh giá là người làm việc không có “tâm”. Bằng những cử chỉ, giọng điệu, vẻ mặt của ứng viên các nhà quản trị nhân sự sẽ biết họ có “tâm “ hay không.

Nhà quản trị thường đưa ra những câu hỏi tình huống có thật để xem các ứng viên của mình sẽ giải quyết nó ra sao. Qua cách giải quyết tình huống, nhà tuyển dụng sẽ  biết được tích cách và kỹ năng của họ như thế nào.

Bước 4: Bố trí người vào đúng vị trí
 

Người ta vẫn thường nói rằng, một đội bóng mạnh là nhờ người huấn luyện giỏi. Người huấn luyện viên là người nắm rõ được sở trường và sở đoản của từng cầu thủ để bố trí họ phù hợp vào các vị trí tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ, thủ môn.

Người làm kinh doanh cũng vậy, có bốn vị trí trong xây dựng đội ngũ nhân viên  không thể thiếu đó là: người tạo dựng, người quản lý, chuyên gia và người bán hàng. Ở những vị trí khác nhau, vai trò của họ cũng khác nhau. Họ có những trình độ chuyên môn khác nhau và chủ yếu chỉ ‘giỏi” tại một vị trí đảm đương.

tony-dzung-quy-trinh-xay-dung-doi-ngu-nhan-vien-manh-doanh-nghiep-phai-biet

Nhà tạo dựng hay còn được gọi là nhà lãnh đạo được ví như thuyền trưởng của con tàu hay nhạc trưởng một dàn nhạc. Người tạo dựng có vai trò đưa ra những chiến lược, tầm nhìn để định hướng đường đi cho cả công ty. Họ là những người thiên về não phải, họ liên tục sáng tạo, đổi mới sản phẩm, dịch vụ và phương thức thực hiện. Tuy nhiên điểm yếu của họ lại không tỉ mỉ và chỉ nhìn vào những cái chung chung.

Thông thường những người làm quản lý sẽ là người thiên về não trái, có nghĩa là họ là những người nề nếp, kỷ luật, dám nghĩ dám làm, có khả năng dự đoán trước được mọi chuyện. Nếu như người tạo dựng chỉ tập trung vào bức tranh tổng thể thì người quản lý lưu ý vào từng chi tiết nhỏ của bức tranh. Họ thường giỏi lên kế hoạch, tổ chức, thực thi, ra hạn và theo dõi để đảm bảo mọi thứ được thực hiện đúng kế hoạch.

Chuyên gia chính là có những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên  môn cho một lĩnh vực cụ thể nào đó của công ty. Họ là người có trình độ tay nghề cao đã hoạt động trong lĩnh vực lâu năm, chịu khó tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất nhưng vẫn có khả năng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Trong doanh nghiệp mỗi bộ phận khác nhau lại yêu cầu những chuyên gia khác nhau.

Người bán hàng lại người cuối cùng hoàn thiện lên bức tranh tổng thể và xây dựng đội ngũ nhân viên. Người bán hàng đòi hỏi phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, sống hướng ngoại và luôn tích cực xây dựng những mối quan hệ mới. Ở vị trí này thường dành cho những người trẻ năng động và cá tính.

Bước 5: Giúp nhân viên phát huy hết khả năng
 

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng đội ngũ nhân viên mạnh chính là đạo tạo họ phát triển, sáng tạo không ngừng. Những người giỏi thường có chí tiến thủ rất lớn, do vậy họ sẽ không chịu “ngồi yên” nếu công việc của họ không có sự thay đổi, họ không được học hỏi nhiều thêm những kinh nghiệm, kỹ năng. Mỗi công ty hãy tạo ra những văn hóa cho riêng mình. Sau rất nhiều bước mới có thể tìm thấy người thực sự cần thiết cho công ty do vậy ban lãnh đạo và nhà quản lý hãy có những phương án để “giữ chân” họ làm việc cho công ty lâu dài.

 

Bài viết liên quan
Cách quản trị nhân sự khiến nhân viên phải “tâm phục khẩu phục”

Cách quản trị nhân sự khiến nhân viên phải “tâm phục khẩu phục”

“Bỏ túi” nguyên tắc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở

“Bỏ túi” nguyên tắc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở

Quản lý nhân sự hiệu quả: Muốn nhân viên gắn bó với công ty đừng bỏ qua 3 điều sau

Quản lý nhân sự hiệu quả: Muốn nhân viên gắn bó với công ty đừng bỏ qua 3 điều sau

“Táo bạo” trong quản lý nhân sự tạo nên thành công của Samsung

“Táo bạo” trong quản lý nhân sự tạo nên thành công của Samsung

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP