Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển mở rộng. Thực tế chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản đều do công tác quản trị nguồn nhân lực chưa tốt.

1. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong doanh nghiệp
 

Các nguồn lực trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố sau: tổ chức, nhân sự, tài chính, kỹ thuật. Nó được chia ra làm 2 loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.

Nguồn lực hữu hình là những thứ có thể nhìn thấy và định lượng được như nguồn lực tài chính, các điều kiện vật chất và công nghệ. Còn nguồn lực vô hình bao gồm: nhân sự, định vị thương hiệu và danh tiếng.

Doanh nghiệp chú trọng nguồn lực vô hình bởi nó thể hiện công ty ấy đang ở vị trí nào trong “chiến trường” cạnh tranh kinh tế. Con người là nhân vật chủ chốt cấu thành nên doanh nghiệp, việc vận hành doanh nghiệp cũng là do con người, máy móc chỉ có thể là công cụ hỗ trợ chứ không có khả năng thay thế. Sự thành bại của doanh nghiệp đều do con người quyết định.

Nếu doanh nghiệp nào mà ông chủ không hề chú trọng về nguồn lực của công ty mình thì sớm hay muộn, công ty đó cũng đứng trước bờ vực phá sản. Các doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực để duy trì phát triển công ty. Các công tác quản trị nhân lực nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng và đánh giá người lao động .

Mọi quá trình quản lý đều nhằm mục đích cuối cùng là quản lý con người và những hoạt động của con người để họ có thể phát huy năng lực và khả năng sáng tạo triệt để nhất. Doanh nghiệp có sự đầu tư trong quản trị nguồn nhân lực sẽ hình thành “gốc” vững trãi để “phần thân” luôn phát triển mạnh mẽ, không ngừng.

2. Học cách “quản trị nguồn nhân lực” từ những “gã khổng lồ” thế giới
 

Quản trị nguồn nhân lực thế nào cho đúng và phù hợp với doanh nghiệp là điều các doanh nghiệp lớn nhỏ “đau đầu”. Hãy tham khảo cách quản lý của những “gã khổng lồ” thế giới dưới đây. Có thể bạn sẽ học hỏi được điều hay từ họ.

Warren Buffett – Berkshire Hathway
 

Tỷ phú Warren Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản không ngừng tăng lên từng ngày. Ông nổi tiếng với phát ngôn “Thành công không nằm ở con số tài khoản trong ngân hàng”. Nhà tỷ không chỉ nối tiếng trong việc quản lý tiền bạc, thời gian mà còn nổi tiếng trong quản trị nguồn nhân sự dưới quyền. Ông chiêu mộ được rất nhiều chuyên gia tài giỏi về với doanh nghiệp của mình.

tony-dzung-quan-tri-nguon-nhan-luc-dong-vai-tro-‘song-con”-cua-doanh-nghiep

Tỷ phú Warren Buffett

Ông chia sẻ cách quản lý hơn 360.000 nhân viên hiện nay như sau: "Chúng tôi chủ yếu dựa vào các quy tắc về hành vi, hơn là hệ thống quy định”.

Ông nói thêm: "Người ta mất 20 năm để gây dựng danh tiếng và chỉ mất 5 năm để phá hoại nó. Nếu nghĩ được điều đó, anh sẽ hành động khác". Ông cho rằng mọi người nên hành động có đạo đức. Vì nếu không, một công ty hoặc cả sự nghiệp có thể dễ dàng bị hủy hoại bởi một quyết định sai lầm.

Tim Cook – Apple
 

Tim Cook với cương vị là CEO tại Apple với cách quản trị nguồn nhân lực độc đáo, là tấm gương lớn cho cách doanh nhân đương thời. Ông quản lý nhân viên của mình bằng cách xây dựng văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên tại Apple. Với cách quản trị này đã giúp ông nhận được sự tín nhiệm của các nhân sự trong tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới – Apple.

tony-dzung-quan-tri-nguon-nhan-luc-dong-vai-tro-‘song-con”-cua-doanh-nghiep

Tim Cook - CEO tại Apple

Đặc biệt với phương châm “không cố quá khả năng” khiến nhân viên được làm việc trong môi trường “dễ thở”. Với cách quản trị ngược “không mà lại có” kích thích họ làm việc hiệu quả sáng tạo hơn.

Anne Mulcahy – Xerxo
 

Anne Mulcahy được mệnh danh là “Bà hoàng thuyết phục”. Bà luôn lắng nghe nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư. Phong cách của Anne là luôn cho phép nhân viên hỏi bất cứ câu hỏi nào liên quan đến công việc của họ. Nhân viên được quyền đòi hỏi những mục tiêu kinh doanh rõ ràng và thực hiện đúng cam kết đã đề ra. Nhân viên tại Xerxo luôn cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. Đặc biệt với hành động nhất quyết không cắt ngân sách nghiên cứu dù đnag chịu nhiều áp lực về tài chính khiến nhân viên khâm phục và nể trọng bà. Bà là người đã cứu Xerxo khỏi bờ vực phá sản và tăm tối nhất  trong lịch sử. “Bà hoàng thuyết phục” còn cho hay, chưa ai từng từ chối hợp tác đầu tư với bà và cho đến hiện tại người duy nhất từ chối bà. Đó là Warren Buffett.

tony-dzung-quan-tri-nguon-nhan-luc-dong-vai-tro-‘song-con”-cua-doanh-nghiep

“Bà hoàng thuyết phục" - Anne Mulcahy

Kết luận:

Tóm lại, bất cứ doanh nghiệp nào từ khâu thành lập đến duy trì phát triển đều phải chú trọng đầu tư quản lý nguồn nhân lực. Có như vậy , doanh nghiệp xây dựng lên mới bền vững và tồn tại phát triển lâu dài.

 
Bài viết liên quan
Độc chiêu quản trị nhân sự khôn ngoan của Apple

Độc chiêu quản trị nhân sự khôn ngoan của Apple

9 kỹ năng mềm bất kỳ nhà quản lý nhân sự nào cũng cần có - Tony Dzung

9 kỹ năng mềm bất kỳ nhà quản lý nhân sự nào cũng cần có - Tony Dzung

Bật mí 5 chiến lược quản lý nhân sự “oái oăm” của tập đoàn Google

Bật mí 5 chiến lược quản lý nhân sự “oái oăm” của tập đoàn Google

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP