Bài toán về nhân sự luôn khiến các nhà quản lý phải “đau đầu”. Tuyển dụng được nhân tài đã khó, giữ chân họ làm việc lâu dài với công ty càng khó hơn. Những lý do họ viết trong đơn nghỉ việc chưa phải là những nguyên nhân thực sự. Dưới đây là top 9 lý do nhân viên “ngại nói” với nhà quản lý khi quyết định xin nghỉ việc.

1. Mối quan hệ không tốt với SẾP
 

Hầu hết các nhân viên đều có mắc phải “nỗi sợ” không dám đối mặt với sếp do chưa đủ tự tin về năng lực và phần lớn là muốn “yên thân”. Từ đó dẫn đến việc mối quan hệ giữa sếp và nhân viên không mấy tốt đẹp. Sếp không có cơ hội lắng nghe mong muốn và suy nghĩ của nhân viên. Nhân viên không dám nói ra những suy nghĩ và vướng mắc của mình.

Không nhân viên nào muốn làm việc trong 8 tiếng mà cứ căng như dây đàn áp lực từ phía sếp đè nặng. Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng giữa họ và sếp cần có mối quan hệ đủ tốt để công việc được vận hành trơn tru.

Bởi những bất bình với sếp cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc.

2. Công việc buồn tẻ và không đủ thử thách
 

Nhân viên xin nghỉ việc hầu hết là những người trẻ. Nếu họ cảm thấy công ty của bạn không phải là nơi cho họ phát triển, công việc ngày qua ngày vẫn như vậy, họ không thể học hỏi được trong quá trình làm việc thì họ nhảy việc là điều đương nhiên.

3. Bất đồng với đồng nghiệp
 

Bất đồng với đồng nghiệp là lý do dẫn đến nghỉ việc nhiều nhất ở nhân viên. Đồng nghiệp là người mà nhân viên dành 1/3 thời gian trong ngày để “sống” cùng. Đồng nghiệp là người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc chung một nhóm, hít thở chung một bầu không khí, và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.

Đặc biệt trong môi trường công sở, các thành viên làm việc nhóm với nhau rất nhiều nên sự bất đồng giữa các đồng nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến hiệu suất công việc giảm. Khi đã có những định kiến xấu về nhau thì rất khó để hợp tác làm việc chung.

Top 9 lý do khiến nhân viên nghỉ việc liên tục các nhà quản lý cần phải suy ngẫm - Tony Dzung

4. Không có cơ hội sử dụng những khả năng, thế mạnh của họ
 

Nhân viên không thể phát huy hết khả năng và thế mạnh sẽ ảnh hưởng đến cả kết quả lao động của doanh nghiệp lẫn bản thân nhân viên ấy. Trước thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, “không làm ở chỗ này thì làm ở chỗ khác” đó là suy nghĩ của người lao động. Nếu làm việc trong môi trường đơn giản chỉ là cho họ một công việc ổn định (lặp đi lặp lại hàng ngày) chứ không cho họ một sự nghiệp (lộ trình thăng tiến theo thời gian) thì sớm muộn gì tài năng của họ cũng bị thui chột và việc nhân viên nghỉ việc để tìm một môi trường khác phù hợp hơn là điều đương nhiên.

5. Nghe những thông tin xấu về tình hình kinh doanh của công ty
 

Nhân viên thường rất nhạy cảm với những thông tin không hay về công ty. Các tin  đồn về việc công ty làm ăn thua lỗ buộc phải cắt giảm nhân sự, chậm lương cho nhân viên, nhân viên phải làm việc tăng ca, công ty có nguy cơ bị mua lại,.. Tất cả đều tạo cảm giác lo lắng, bất an cho người lao động. Trước khi những tin đồn ấy thành hiện thực, nhân viên sẽ tìm giải pháp an toàn là tìm trước cho mình một công ty mới để nhảy việc.

Top 9 lý do khiến nhân viên nghỉ việc liên tục các nhà quản lý cần phải suy ngẫm - Tony Dzung

6. Văn hóa công ty không phù hợp
 

Văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài. Mỗi doanh nghiệp lại sở hữu văn hóa riêng, không nơi nào giống nơi nào. Văn hóa doanh nghiệp đại diện cho tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Trong thời gian làm việc nhân viên cảm thấy họ không phù hợp với văn hóa của công ty, họ sẽ xin nghỉ việc.

7. Cảm thấy không thể đóng góp được gì cho công ty
 

Không ít những nhân viên có tư tưởng làm công ăn lương  cứ làm hết công việc của mình là thôi, không cần phải suy nghĩ việc mình làm đóng góp được gì cho công ty. Đối với một số nhân viên khác thì ngược lại, họ làm không chỉ vì trách nhiệm mà họ muốn đóng góp của họ thực sự có giá trị với công ty giúp công ty ngày càng phát triển và mở rộng.

Với kiểu nhân viên này, lòng tự trọng của họ cao hơn tất cả khi họ thấy mình không làm được việc, không xứng đáng với số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra thuê mình thì họ tự động nghỉ việc.

8. Không được tự quyết và độc lập trong công việc
 

Môi trường công sở càng công bằng, phân minh thì năng suất và hiệu quả làm việc mới cao được. Mỗi cá nhân đề có cái tôi rất lớn và một khi bị kìm hãm sẽ gây ra sự ức chế và đổ vỡ. Bản thân nhân viên không được lắng nghe, không được tham gia quyết định, giải quyết các vấn đề cùng nhà quản lý khiến họ cảm thấy mình như một nhân viên “thừa thãi’ tại đây. Họ sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng và điều họ cần làm là bỏ việc để giữ cái tôi.

9. Thiếu sự công nhận của nhà quản lý
 

Cho dù nhân viên có được trả lương cao, có chế độ đãi ngộ xứng đáng mà thiếu sự công nhân của nhà quản lý cũng là lý do khiến họ “dứt áo ra đi”. Sự trân trọng và công nhận của nhà quản lý giống như lớp kem trên chiếc bánh , muốn giữ chân nhân viên giỏi thì “lớp kem” này là điều không thể thiếu.

Trong nghệ thuật quản lý nói chung, nhà quản lý cần phải nắm được quy tắc muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã. Nhân viên bỏ ra công sức và sự cố gắng làm việc thì họ cũng cần nhận được sự công nhận và tôn trọng xứng đáng.

Một nhân viên nghỉ việc thì có thể nguyên nhân nằm ở bản thân họ nhưng nhiều nhân viên đồng loạt xin nghỉ thì nhà quản lý phải xem lại cách quản lý của chính mình. Thông thường nhân viên có tư tưởng “dĩ hòa vi quý” - nói ra một lý do hoa mỹ để che đậy lý do thật sự nên nếu tinh ý và không muốn sự việc tiếp diễn xảy ra, nhà quản trị nhân sự phải đi tìm nguyên nhân sâu xa để tìm ra biện pháp giải quyết.

Bài viết liên quan
5 trường hợp nhà quản lý nên cẩn thận nếu không muốn nhân tài “dứt áo ra đi

5 trường hợp nhà quản lý nên cẩn thận nếu không muốn nhân tài “dứt áo ra đi"

5 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khiến nhân viên gắn bó lâu dài

5 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khiến nhân viên gắn bó lâu dài

Muốn thu hút ứng viên hãy cứ công bố mức lương trong tin tuyển dụng nhân sự

Muốn thu hút ứng viên hãy cứ công bố mức lương trong tin tuyển dụng nhân sự

Nên cho nhân viên làm việc linh hoạt tự do hay bó buộc, quy cách?

Nên cho nhân viên làm việc linh hoạt tự do hay bó buộc, quy cách?

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP