Việc nhân viên nghỉ việc không đơn thuần xuất phát từ cá nhân họ mà còn có thể do “nội bộ” công ty có điều gì đó khiến họ cảm thấy không hài lòng. Đặc biệt sự ra đi của những người giỏi càng khiến doanh nghiệp và nhà quản lý cần nhìn nhận lại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn biết một số lý do nhân tài ra đi và những điều nên và không nên để giữ chân họ ở lại.

1. Quản lý yếu kém
 

Dấu hiệu của một nhân viên đã chán với làm việc với tổ chức và đang có ý định nghỉ việc rất dễ để có thể nhận ra: họ thường xuyên đi làm muộn hơn, thường xuyên chậm trễ những deadline và dùng những lời lẽ khéo léo để cho nhà quản lý biết công việc này khiến họ chán nản và không muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa.

Nếu đấy là sự ra đi của một nhân viên giỏi đã từng cống hiến những thành tích đáng kể cho công ty thì sếp nên xem xét lại bộ máy quản lý của mình. Đó là dấu hiệu của sự quản lý yếu kém, không thể đáp ứng được những đòi hỏi xứng đáng cho nhân viên. Là một nhà quản lý giỏi họ rất nhạy cảm với mong muốn, động cơ và những vấn đề khiến nhân viên buồn chán để nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.

2. Không đặt đúng vị trí nhân tài
 

Rất nhiều trường hợp, nhân tài giỏi đảm nhận những vị trí công việc quan trọng nhưng lại không hứng thú với công việc đó. Bởi bản thân họ không thực sự đam mê với vị trí công việc hiện tại. Trong lúc đó, lại có công ty có lời mời họ về làm việc nếu nhà quản lý không có giải pháp kịp thời thì chắc chắn sẽ chẳng thể ngăn nhân viên ấy nhảy việc để đến làm tại vị trí, môi trường thích hợp hơn.

tony-dzung-5-truong-hop-nha-quan-ly-nen-can-than-neu-khong-muon-nhan-tai-“dut-ao-ra-di

Hãy dùng những biện pháp giải quyết để cả hai đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ như cho họ đảm nhận cả 2 vai trò. Họ làm tốt ở vị trí nào hơn thì hãy cân nhắc. Đó là cách giữ chân nhân tài hợp lý nhất trong trường hợp này.

3. Sếp không được nhân viên “ưa”
 

Không có người sếp nào hoàn hảo cả và không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Đặc biệt trong công việc người sếp khó có thể  được lòng của tất cả các nhân viên. Nhiệm vụ của nhà quản lý là dung hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Hãy lắng nghe nhân viên nhiều hơn để hiểu được họ đang cần gì, mong muốn gì và có những vấn đề gì khiến họ gặp khó khăn trong công việc.

Khi nhân viên cảm thấy họ được chia sẻ, được đồng cảm thì kéo theo họ sẽ có những nhìn nhận khác về sếp. Ai cũng có những “thiếu sót” trong tính cách quan trọng là phải hiểu và biết cảm thông cho nhau để đạt được lợi ích và mục tiêu cho cả hai bên.

4. Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng
 

Trường hợp nhân viên nghỉ do công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ gặp khá phổ biến. Nhân viên càng trẻ họ càng có nhiều đam mê và tham vọng. Con đường sự nghiệp của họ còn rất dài, họ có nhiều cơ hội để thử sức với nhiều công việc, nhiều môi trường làm việc khác nhau nên khi cảm thấy công ty mình làm việc không còn thể giúp họ học hỏi hay không có cơ hội thăng tiến thì họ sẵn sàng “nhảy việc”.

Giải pháp cho nhà quản lý là hãy tạo ra cho họ những ràng buộc nhất định khi làm việc tại công ty ngay từ vòng tuyển dụng. Đặc biệt hãy chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nhân tài liên tục. Càng những người giỏi họ lại càng có chí tiến thủ lớn – một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ khiến họ cố gắng từng ngày để đạt được.

5. Chế độ đãi ngộ và lương không tương xứng
 

Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất khiến nhiều nhân viên từ bỏ công ty để tìm một công ty trả lương cao hơn phù hợp với năng lực của họ hơn. Mục tiêu cuối cùng khi nhân viên đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Khi tất cả những cố gắng và công sức họ bỏ ra làm việc không được đáp trả bằng số tiến xứng đáng thì đương nhiên họ sẽ chẳng còn động lực gì để làm việc nữa.

tony-dzung-5-truong-hop-nha-quan-ly-nen-can-than-neu-khong-muon-nhan-tai-“dut-ao-ra-di

Một mức lương tương xứng cùng với chế độ đãi ngộ thưởng, phạt xứng đáng với những gì nhân viên  làm việc và cống hiến cho công ty chính là phương pháp giữ chân nhân tài phổ biến nhất trong trường hợp này.

Nhân viên đến và ra đi là quy trình rất bình thường nhưng để trở thành nhà quản lý tài giỏi, có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài hãy nắm chắc 3 nguyên tắc cơ bản sau:  luôn giao trách nhiệm cho họ; không dùng vấn đề tiền lương để mỉa mai họ; định kỳ đánh giá công việc họ đang làm.

 

 

Bài viết liên quan
5 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khiến nhân viên gắn bó lâu dài

5 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả khiến nhân viên gắn bó lâu dài

Muốn thu hút ứng viên hãy cứ công bố mức lương trong tin tuyển dụng nhân sự

Muốn thu hút ứng viên hãy cứ công bố mức lương trong tin tuyển dụng nhân sự

Nên cho nhân viên làm việc linh hoạt tự do hay bó buộc, quy cách?

Nên cho nhân viên làm việc linh hoạt tự do hay bó buộc, quy cách?

7 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả giúp tăng năng suất nhân viên

7 chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả giúp tăng năng suất nhân viên

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP