Doanh nhân trẻ tuổi Nicholas Cole, một trong 27 người có ảnh hưởng nhất về marketing năm 2017 theo xếp hạng của tạp chí Forbes nhận định rằng, có không ít những doanh nhân khi thất bại trong việc kinh doanh thường đổ lỗi cho “ý tưởng tồi” mà không chịu nhìn nhận rằng vấn đề thực chất nằm ở bản thân họ. Nicholas Cole đưa ra những  nguyên nhân phổ biến khiến doanh nhân thất bại trong kinh doanh như sau.

1. Không lường trước khó khăn
 

Không lường trước được khó khăn được cho là một trong những nguyên do dẫn đến thất bại của các doanh nhân. Gary Vaynerchuk, một doanh nhân nổi tiếng Mỹ đã từng chia sẻ rằng, ông thiếu niềm tin vào những doanh nhân có xuất thân hoàn cảnh thuận lợi - những người sống trong nhung lụa, tốt nghiệp từ những trường đại học nổi tiếng giàu có - và bây giờ muốn chơi trò kinh doanh.

Quan điểm đó của Gary Vaynerchuk không phải là không có lý. Những nhà doanh nhân may mắn được sinh ra và lớn lên có một cuộc sống suôn sẻ, ít biến cố và sóng gió họ sẽ khó có thể tưởng tượng được thất bại, khó khăn là như thế nào?

Nicholas Cole đồng ý với quan điểm của Gary, bởi anh cũng là một trong số những người may mắn đó. Anh chia sẻ rằng: “Mặc dù có nhiều điều kiện phát triển bản thân nhưng việc sống trong hoàn cảnh quá thuận lợi cũng khiến con người bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm quý giá mà một trong số đó là "cảm giác phải đấu tranh để vươn lên trong cuộc sống, hoặc đơn độc bước vào đời".

Nói vậy không có nghĩa rằng, những doanh nhân được sinh trưởng trong môi trường tốt đều kém cỏi và những doanh nhân có cuộc sống khó khăn hơn thì sẽ thành công. Điều quan trọng là khả năng nhận diện khó khăn và cách đối mặt giải quyết những khó khăn đó thế nào? Theo Nicholas, một số doanh nhân thất bại vì lý do họ không lường trước được viễn cảnh khó khăn phải trải qua, và do đó, không chuẩn bị phương pháp đối phó thích hợp.

Thương trường không giống như lớp học càng không giống một rạp chiếu chiếu cho các nghệ sĩ biểu diễn. Thương trường không có chỗ cho những người chỉ xem kinh doanh như một cơ hội để trải nghiệm, để thử thách bản thân, để “cưỡi ngựa xem hoa” cảm nhận không khí trên thương trường. Không có ai cho bạn một đáp án cụ thể, rõ ràng càng không có ai vẽ đường chỉ lối cho bạn đi. Muốn đi đến đích bạn sẽ phải “ngã” một vài lần. Mỗi lần như vậy, bạn phải tự đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Rằng muốn không bị “ngã” nữa bạn phải có những biện pháp ứng phó, những biện pháp đó là kiến thức, là thời gian, là công sức và kỹ năng.

2. Chạy theo trào lưu
 

Nicholas chia sẻ, anh từng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều người chạy theo trào lưu khởi nghiệp bằng ứng dụng mạng xã hội trong khi bản thân lại thiếu kiến thức về công nghệ, không am hiểu về mạng xã hội hoặc cả hai. Cách nghĩ này cũng giống với việc một người kinh doanh nhà hàng Pháp chỉ vì anh ta thích ăn món Pháp và không có chút kiến thức kinh doanh nào.

tony-dzung-nhung-ly-do-khien-doanh-nhan-that-bai-“dau-don”-ban-can-biet

Muốn trở thành nhà doanh nhân giỏi thực sự, câu hỏi bạn đặt ra sẽ không phải là “Mọi người muốn gì?” mà là “Bản thân mình có kiến thức về lĩnh vực gì?” “Mình thật sự đam mê cái gì?” “Mình biết điều gì mà mà người khác chưa biết” “Điều gì mọi người đều muốn nhưng họ chưa nhận ra”.

Giỏi chuyên sâu về một lĩnh vực gì đấy vẫn có lợi thế hơn người chẳng biết gì đang muốn “nhảy” vào thị trường chỉ vì trào lưu. Muốn thành công nên tập trung vào một lĩnh vực bạn giỏi nhất thôi.

3. Đi một mình
 

Người ta vẫn lầm tưởng rằng  là doanh nhân phải đi một mình thì mới dễ có thể thành công. Nhưng không phải vậy, làm kinh doanh không giống như một môn thể thao cá nhân mà một mình bạn có thể xoay sở tất cả mọi thứ. Bạn phải nhờ đến sự giúp đỡ của rất nhiều người, người đó có thể là đối tác, có thể là cố vấn, có thể là chuyên gia lĩnh vực bạn đang làm. Người ta vẫn thường nói “muốn đi nhanh thì đi một mình còn muốn đi xa phải đi cùng nhau”, quá trình kinh doanh không phải là ngắn để có thể đi đến thành công. Người doanh nhân không thể biến mình thành kẻ cô đơn trên con đường đầy thử thách và gian khổ ấy. Trừ khi, họ muốn trở thành kẻ thất bại.

4. Không biết bản thân mình thiếu sót điều gì
 

Con người không ai có thể hoàn hảo trọn vẹn, sẽ có những khuyết điểm và thiếu sót. Nicholas cho rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các doanh nhân thất bại đó là không biết mình đang không biết những thứ gì.

tony-dzung-nhung-ly-do-khien-doanh-nhan-that-bai-“dau-don”-ban-can-biet

Thực tế cho thấy rằng nhiều doanh nhân không thể xây dựng doanh nghiệp với  tâm lý biết hết mọi thứ. Tâm lý biết hết mọi thứ sẽ khiến bạn không còn muốn học hỏi không còn muốn lắng nghe, điều đó thật sự đáng “báo động” nếu như bạn đang bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Cuộc sống luôn thay đổi và biến động không ngừng, đừng tự ngạo mạn là mình biết tất cả mọi thứ. Trong cuộc sống, luôn có người giỏi hơn bạn. Họ sẽ chỉ ra cho bạn những thứ bạn chưa biết để bạn thấy được bản thân có thể biết nhiều điều nhưng chưa bao giờ là đủ. Hãy tiếp tục học hỏi những thứ khác mới mẻ hơn và không ngừng có những ý tưởng sáng tạo để phát triển doanh nghiệp.

5. Thích “đá lấn sân”
 

Trong quá trình kinh doanh sẽ có rất nhiều thay đổi và thời điểm doanh nhân đi chệch hướng so với kế hoạch ban đầu đặt ra. Khi họ sa đà vào những thứ không thuộc lĩnh vực chuyên môn/thế mạnh của mình là lúc họ đang có dấu hiệu thất bại.

Điều này giống như một nhà sáng lập không có khả năng sáng tạo và luôn đưa những ý tưởng tồi nhưng lại muốn nhân viên mình phải thực hiện theo. Việc tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn là vô cùng quan trọng nó cho thấy được hướng đi của bạn nhất quán và rõ ràng.

Muốn trở thành nhà doanh nhân thành công, bạn cần “đầu tư” nhiều hơn cho bản thân trước khi đầu tư cho các dự án. Bởi chỉ có “đầu tư” cho bản thân trước tiên bạn mới không bị “lỗ vốn”.  Khi bản thân thực sự biết mình cần gì mình muốn gì, mình phải làm thế nào để đạt được điều mình muốn thì bạn sẽ thành công.

Bài viết liên quan
Nhận diện nhà lãnh đạo thành công nhờ 5 tính cách sau

Nhận diện nhà lãnh đạo thành công nhờ 5 tính cách sau

3 câu hỏi của CEO Amazon khi tuyển dụng nhân sự gây chú ý

3 câu hỏi của CEO Amazon khi tuyển dụng nhân sự gây chú ý

Chiến thuật “giữ chân” nhân tài nhà lãnh đạo phải khắc cốt ghi tâm

Chiến thuật “giữ chân” nhân tài nhà lãnh đạo phải khắc cốt ghi tâm

6 đạo lý dùng người các lãnh đạo cần biết trước khi quá muộn

6 đạo lý dùng người các lãnh đạo cần biết trước khi quá muộn

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP