Nhiều người vẫn nghĩ rằng nhà lãnh đạo do đứng ở một tầm cao khác nên họ sẽ có những điểm khác người bình thường. Thực tế có đúng như vậy không, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lầm tưởng bạn vẫn thường nghĩ về người “đứng trên vạn người”.

1. Lãnh đạo là bẩm sinh
 

Rất nhiều người khi nhìn vào thành công của người khác vẫn tỏ ra “ghen tị” cho rằng vị trí ngày hôm nay họ có được là do bẩm sinh và họ không khó khăn gì để đứng ở vị trí đó. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm không có “lãnh đạo bẩm sinh” ,những người cố gắng trở thành lãnh đạo ngay từ khi còn bé thì có.

Lãnh đạo không đơn giản là làm một công việc, lãnh đạo là người phải có tầm nhìn, năng lực thực sự, biết lắng nghe và gây ảnh hưởng cho người khác - những thứ này không phải bẩm sinh mà có.

Một người lãnh đạo muốn nói người khác phải nghe bảo người khác phải làm phải là người có uy có quyền. Muốn như vậy họ phải giỏi hơn người khác, tốt hơn người khác, tầm nhìn xa rộng hơn người khác và sức mạnh để làm những điều người khác chỉ dám nghĩ mà không dám làm.

“Một nhà lãnh đạo là một trong những người biết đường, đi đường, và thấy con đường.“ – John C. Maxwell.

2. Lãnh đạo không được thể hiện sự yếu đuối
 

Trên vai người lãnh đạo không chỉ có áp lực công việc mà còn cả “sức ép dư luận”, người ta vẫn thường gắn ghép rằng đã làm lãnh đạo thì không được yếu đuối. Nếu lãnh đạo mà dễ dàng chấp nhận những thất bại, dễ dàng bỏ cuộc, dễ dàng nghe người khác mà thay đổi hướng đi và tầm nhìn chiến lược của mình thì đó là dấu hiệu của sự yếu đuối.

tony-dzung-5-lam-tuong-ve-nguoi-“dung-tren-van-nguoi”-ban-van-thuong-nghi

Điều đó đúng chứ không sai, lãnh đạo luôn phải vững vàng “tay lái” để đưa con thuyền vượt qua mưa giông bão tố đi đến thành công. Tuy vậy, sau tận bên trong người lãnh đạo họ cũng rất yếu đuối chỉ là bản chất công việc không cho phép thể hiện ra. Họ vẫn là người muốn được lắng nghe, muốn được tâm sự, muốn được đồng cảm.

3. Lãnh đạo phải là người hướng ngoại
 

Người hướng nội và người hướng ngoại khác nhau như thế nào? Đối với người hướng ngoại họ luôn cởi mở, tự ti, phát triển, mở rộng các mối quan hệ còn người hướng nội sẽ có phần nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Tuy nhiên đặc điểm khác nhau nhất của người hướng nội và người hướng ngoại được thể hiện thông qua cách họ xử lý công việc. Người hướng ngoại sẽ xử lý công việc bằng cách thông qua thảo luận, đóng góp ý kiến và tìm kiếm những lời khuyên hữu ích từ những người xung quanh. Tính cách này hết sức phù hợp với người lãnh đạo. Còn người hướng nội họ thường tự giải quyết công việc “một mình”.

tony-dzung-5-lam-tuong-ve-nguoi-“dung-tren-van-nguoi”-ban-van-thuong-nghi

Nói như doanh nhân Mary Kay: “Không giỏi lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn nhất của một nhà quản lý.”. Vì những khác biệt rõ rệt này, không có gì đáng ngạc nhiên khi người hướng ngoại là người thích hợp với vai trò lãnh đạo hơn người hướng nội.

Tuy nhiên nói như vậy không phải tất cả những người hướng ngoại đều làm nhà lãnh đạo giỏi và người hướng nội thì không được làm lãnh đạo. Thực tế đã chứng minh, các doanh nhân, các nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Warren Buffett, Bill Gates, Barack Obama và Marissa Mayer, đều là những người hướng nội. Hướng nội hay hướng ngoại không quyết định bạn là ai, muốn thành lãnh đạo bạn phải biết truyền cảm hứng cho người khác từ chính tính cách thật của mình.

4. Quản lý với lãnh đạo là một
 

Đây là một trong những lầm tưởng tai hại – lãnh đạo và quản lý là hai người hoàn toàn khác nhau, 2 vị trí khác nhau, phụ trách 2 công việc khác nhau.

Quản lý

Lãnh đạo

Thiết lập mục tiêu dựa trên tầm nhìn

Tạo ra tầm nhìn

Chấp nhận hiện trạng

Thay đổi hiện trạng

 Sao chép, thích nghi và chấp nhận phong cách lãnh đạo của người khác

 Tự nghĩ ra ý tưởng và có lối đi của riêng mình

Tìm phương án dễ dàng nhất để hạn chế rủi ro tối đa

Lãnh đạo chấp nhận mạo hiểm

Tìm kiếm những mục tiêu ngắn hạn

Quan tâm đến cơ hội rộng mở bên ngoài

Xây dựng mối quan hệ

Xây dựng hệ thống

 

5. Lãnh đạo “không bao giờ ngủ”
 

Khi công việc đặt ra trước mặt nhà lãnh đạo như núi, là một người bình thường bạn cũng có thể tưởng tượng ra họ rất bận rộn và bạn vẫn hay nghĩ họ làm việc không ngủ. Hoặc bản thân trong suy nghĩ của bạn người lãnh đạo “không được phép ngủ”,  họ phải làm việc 24/7.

Điều đó có thể rất hợp lý bởi không người lãnh đạo nào có thể lười biếng nhưng họ vẫn phải nghỉ ngơi để có sức khỏe giải quyết các công việc quan trọng. Hơn thế nữa, những người lãnh đạo tài giỏi họ rất có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Họ hiểu rõ được rằng phải có sức khỏe thì họ mới có thể hoàn thành những mục tiêu vĩ đại, cao cả hơn. Lãnh đạo thực thụ họ tự biết chăm sóc bản thân bằng những thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Tóm lại, nhà lãnh đạo thực chất họ vẫn chỉ là người bình thường như bao người khác, họ chỉ khác nhau ở chỗ họ cố gắng, nỗ lực và có tham vọng. Điểm xuất phát của mỗi người là như nhau nhưng quá trình hình thành lên “số phận” lại bắt đầu từ những thói quen và cách suy nghĩ của mỗi người.

Bài viết liên quan
5 việc nhỏ khiến người lãnh đạo thành công và hạnh phúc hơn

5 việc nhỏ khiến người lãnh đạo thành công và hạnh phúc hơn

Làm việc với nhân viên lớn tuổi “lãnh đạo trẻ” quản lý như nào cho khôn khéo?

Làm việc với nhân viên lớn tuổi “lãnh đạo trẻ” quản lý như nào cho khôn khéo?

Người chăn cừu và bài học về nghệ thuật lãnh đạo

Người chăn cừu và bài học về nghệ thuật lãnh đạo

Học cách quản lý của Tổng thống Donald Trump qua 7 bài học

Học cách quản lý của Tổng thống Donald Trump qua 7 bài học

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP