Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải phụ thuộc vào thương hiệu và sự uy tín. Việc hình thành lên thương hiệu cho doanh nghiệp là cả một quá trình xây dựng và duy trì. Trên trang Entrepreneur, Brian Jones - người sáng lập công ty PR Nuts and Bolts đã chia sẻ bí quyết xây dựng thương hiệu mà không tốn một đồng chi phí nào rất đáng để các doanh nghiệp học hỏi. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp cần nắm vững những bí quyết này để công việc thuận lợi, suôn sẻ không tốn thời gian và tiền bạc.

Tham gia các giải thưởng
 

Theo Brian Jones, giải thưởng chính là “bí quyết tăng uy tín tức thì” cho công ty mà không tốn bất kỳ chi phí PR hay quảng cáo nào. Khi khởi nghiệp, rất nhiều công ty rơi vào tình trạng, công ty mình có mặt trên thị trường nhưng số người biết đến nó lại đếm trên đầu ngón tay. Họ sẽ dùng những phương tiện truyền thông, báo chí để PR họ đến với khách hàng bằng những chiến dịch ngắn hạn hoặc dài hạn. Chi phí cho một lần quảng cáo thường không hề nhỏ.

Khi tham gia các giải thưởng dù là trong nước hay quốc tế, tên doanh nghiệp của mình vẫn nghiễm nhiên được xuất hiện trên các mặt báo, các diễn đàn và có thể là đài truyền hình cả nước. Nếu công ty bạn tham dự tốt, có giải thưởng thì tần số xuất hiện và gọi tên còn tăng lên rất nhiều lần. Tất cả mọi người bao gồm cả khách hàng và cả đối tác từ đó cũng biết đến bạn, biết đến công ty của bạn, biết đến sản phẩm của bạn.

Uy tín sản phẩm sau mỗi cuộc thi là điều không phải bạn sẽ làm được một sớm một chiều nên nhờ PR thương hiệu độc lập. Tham gia các giải thưởng sẽ là cách đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến gần với công chúng mà không phải chi trả một khoản tiền chạy quảng cáo đắt đỏ. Hãy tận dụng cơ hội nộp hồ sơ doanh nghiệp tham gia nhiều giải thưởng khác nhau trong nước và quốc tế để giao lưu học hỏi và PR thương hiệu miễn phí.

Tạo mối quan hệ với những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn
 

Hãy nhanh chóng tạo mối quan hệ với những nhân vật có “máu mặt” cùng lĩnh vực mà bạn đang định hướng khởi nghiệp, những nhân vật có sức ảnh hưởng tại địa phương. Tuy nhiên, không nên nhờ họ giúp đỡ ngay từ đầu bởi như vậy họ sẽ cảm thấy bạn đang làm phiền và có ý định “lợi dụng”  họ.

Hãy kết thân với họ bằng sự nhiệt tình và chân thành nhất. Bạn hãy chủ động hẹn gặp họ thường xuyên để họ dần biết được bạn đang kinh doanh ở lĩnh vực gì, sản phẩm bạn bán có gì đặc biệt, dịch vụ công ty bạn là gì. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động hỏi họ mình có thể hỗ trợ gì cho họ không.

tony-dzung-khoi-nghiep-bi-quyet-xay-dung-thuong-hieu-“khong-ton-mot-xu”-ban-can-biet

Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết và đủ tin tưởng, họ sẽ chủ động kết nối bạn với những cơ hội làm việc phù hợp. Được làm việc với những đối tác lớn chứng tỏ thương hiệu của doanh nghiệp bạn hết sức uy tín. Bạn sẽ có nhiều cơ hội hợp tác phát triển với những mối quan hệ khác hơn khi đã tạo được nền tảng và niềm tin ngay từ đầu.

Xây dựng mối quan hệ với những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn là cách “đánh bóng” hình ảnh thương hiệu của chính mình. Tuy vậy, bạn phải là người cực kỳ khôn khéo trong giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt và có một trình độ chuyên môn giỏi để có thể kết thân với họ. Đừng để mất điểm ngay từ ngày đầu tiên với họ, bởi khi họ có ấn tượng không tốt về bạn thì cơ hội hợp tác những lần sau trở thành con số không tròn trĩnh.

Viết blog thường xuyên
 

Có rất nhiều các trang blog về doanh nghiệp, doanh nhân, câu chuyện khởi nghiệp bạn có thể tham gia. Hãy chia sẻ những bài học về cuộc sống, về câu chuyện kinh doanh, bài học khởi nghiệp hay bất cứ thứ gì liên quan đến cuộc sống của bạn lên các trang LinkedIn, Medium, Blogger. Khi viết, bạn cần xác định rõ độc giả sẽ nhận được gì từ bài viết của bạn. Cách chia sẻ lên những trang mạng xã hội này giúp bạn kết nối với nhiều người, với cả những doanh nhân đồng quan điểm với bạn.  

Qua các trang blog, bạn vừa có thể học hỏi từ cộng đồng kinh doanh vừa có thể giúp bạn tăng uy tín thương hiệu, đưa thương hiệu của mình trở nên thân thuộc với công chúng. Rất có thể từ những trang mạng xã hội đó, bạn lại có những cơ hội hợp tác làm ăn với nhiều doanh nghiệp khác.

tony-dzung-khoi-nghiep-bi-quyet-xay-dung-thuong-hieu-“khong-ton-mot-xu”-ban-can-biet

Tham gia vào các hội thảo, sự kiện kết nối tại cộng đồng
 

Việc tham gia các hoạt động công đồng là điều vô cùng quan trọng với bất kể doanh nghiệp nào dù cho đó là những hoạt động tại địa phương, các nhóm doanh nhân hay hiệp hội thương mại.

Qua các hoạt động cộng đồng đó sẽ mang lại các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Đây cũng chính là cơ hội để bạn có thể xây dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương để từ đó trao đổi trực tiếp những vướng mắc công việc đang gặp phải.

Trở thành “nhà tài trợ” cộng đồng
 

Có thể dễ dàng thấy, các doanh nghiệp lớn chưa bao giờ ngừng việc “tài trợ” cho các chương trình truyền hình hay các chương trình cộng đồng. Đó là một cách để thương hiệu của họ không bị “lãng quên” dù đã tồn tại rất lâu. Họ duy trì “tài trợ” và luôn đổi mới hình ảnh thương hiệu của mình trong mỗi giai đoạn để thu hút sự quan tâm của tập thể.

Nhưng, không phải lúc nào bạn cũng cần bỏ tiền ra tài trợ cho các hoạt động cộng đồng. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp, số vốn còn hạn hẹp. Thay vì đóng góp bằng tài chính, bạn có thể tổ chức các hoạt động thu dọn bãi biển, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên,… Tình nguyện viên tại các hoạt động đó, không ai khác chính là nhân viên của bạn, càng nhiều nhân viên tham gia, bạn sẽ càng lan tỏa được những giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Biến mạng xã hội thành ‘chiếc loa”
 

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc bạn không biết “tận dụng” mạng xã hội thật đáng chê trách. Hãy nghĩ mạng xã hội chính là chiếc loa phát thanh của bạn. Mặc dù nó như  con dao hai lưỡi có thể đưa công ty bạn lên “đỉnh cao” nhưng cũng có thể đây công ty bạn xuống vực nếu không cẩn thận chọn lọc “thông tin” truyền phát.

tony-dzung-khoi-nghiep-bi-quyet-xay-dung-thuong-hieu-“khong-ton-mot-xu”-ban-can-biet

Mạng xã hội có mặt hại, có mặt lợi nhưng mặt lợi nó mang lại sẽ nhiều hơn khi bạn biết sử dụng nó đúng cách. Bất kể khi doanh nghiệp của bạn có nguồn vốn mới, tuyển dụng nhân sự quy mô lớn hay có các sự kiện cộng đồng và muốn PR sản phẩm mới của công ty, hãy sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa ra những thông báo đó.

Một sự kiện nào đó mà công ty bạn tham gia, đừng quên chụp một bức ảnh đăng tải lên Facebook, Twitter, LinkedIn. Một nút “share” chia sẻ đã có thể đưa rất nhiều người tiếp cận và biết đến công ty của bạn. hãy cho cộng đồng thấy công ty của bạn hoạt động tích cực như thế nào, có những thành tích ra sao. Từ đó, thương hiệu của bạn sẽ quen thuộc và được nhiều người biết tới.

Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu tuy là cả một quá trình lâu dài công ty phải dần dần hình thành trong “tâm trí” khách hàng. Bằng rất nhiều cách khác nhau, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh cho riêng mình. Tuy nhiên , nếu muốn thương hiệu và hình ảnh đến với khách hàng nhanh nhất và tự nhiên nhất hãy vận dụng những bí quyết trên. Đặc biệt, với những công ty khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu bằng tiêu chí “luôn hướng đến số đông” là cách tiết kiệm chi phí và dễ thành công nhất.

 

Bài viết liên quan
Nguyên tắc 4S: Nhà khởi nghiệp phải nằm lòng nếu muốn thành công

Nguyên tắc 4S: Nhà khởi nghiệp phải nằm lòng nếu muốn thành công

Cẩm nang bỏ túi giúp doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp thành công

Cẩm nang bỏ túi giúp doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp thành công

Muốn khởi nghiệp thành công cần nắm rõ 6 bước đơn giản sau

Muốn khởi nghiệp thành công cần nắm rõ 6 bước đơn giản sau

  • SỰ KIỆN BUSINESS MULTI PLATFORM: TĂNG TRƯỞNG THẦN TỐC VỚI KINH DOANH ONLINE ĐA NỀN TẢNG
  • TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ 4.0 K20
  • XÂY DỰNG & CẢI TIẾN MÔ HÌNH KINH DOANH K29
  • XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NHÂN SỰ NỘI BỘ K12
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NHÓM K7
  • THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP K6
  • BUSINESS MASTER - COACHING MARKETING - MR. TONY DZUNG
  • BUSINESS MASTER - COACHING NHÂN SỰ - MR. TONY DZUNG
  • Chuỗi khóa học Quản trị nhân sự dành cho sếp
  • CHUỖI KHOÁ HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC DOANH NGHIỆP